Có thể nói nước chấm là thành phần quan trọng trong bữa ăn của người Việt, đâu đó có thực khách tây cho rằng : " hình như chỉ có Việt Nam là có nhiều loại nước chấm nhất". Hẳn là vậy vì ẩm thực của người Việt rất đa dạng và phong phú nên nước chấm cũng phụ thuộc vào nhiều món ăn mang tính chất riêng.
Xem thêm : cách chế biến món ăn
Xem thêm : cách chế biến món ăn
Sự phong phú của nước chấm Việt Nam
Nước mắm là thức chấm quen thuộc, là linh hồn của món ăn Việt, là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Nước mắm giúp cho món ăn thêm đậm đà, tròn vị, là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt của món ăn Việt so với thức ăn của các dân tộc khác trên thế giới.
Tuy nhiên, hương vị nước mắm ở mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng, phù hợp với khẩu vị và phong cách ăn uống của vùng, miền đó.
Trong một bữa ăn thuần Việt với nhiều món khác nhau thì mỗi món có thể đi cùng một loại nước chấm riêng, giống như khi chơi đánh bài phải có những quy tắc riêng cho mỗi loại bài, không thể chơi bài ba lá với quy tắc của bài sáu lá. “Đến một quán bia hơi bất kỳ ở Hà Nội – Mark Lowerson viết – cứ gọi bốn hoặc năm đĩa mồi khác nhau thì mỗi đĩa lại có một loại thức chấm khác”.
Đọc thêm : Cách pha nước chấm nem ngon tại : http://nemphung.com.vn/huong-dan-ban-cach-pha-nuoc-cham-nem-ngon-nhat/
Vai trò của nước chấm đối với từng món ăn
Nước mắm là cái nền chung của nhiều loại nước chấm nhưng không phải là tất cả. Thường nước mắm được pha nhiều cách để chấm nhiều loại món ăn: thêm vị chua của giấm hoặc chanh, vị ngọt của đường, vị cay của ớt, vị nồng của tỏi; cách gia giảm các thành phần này tùy khẩu vị cá nhân hoặc vùng miền.
Người miền Nam pha nước mắm thường ngọt hơn, gắt hơn cách pha của người miền Bắc. Ăn chả giò hay bún thịt nướng ở hai đầu đất nước, dễ nhận ra “giọng điệu” của nước mắm chua ngọt đi cùng hai món quen thuộc, phổ biến này.
Đó là chưa kể các loại phụ gia được đưa vào nước mắm pha. Người miền Nam thường thêm sợi đu đủ, cà rốt đã ngâm chua, có khi thêm cả củ kiệu.
Nước chấm miền Bắc lại không thể thiếu su hào thái mỏng ngâm chua. Ăn thịt vịt thì cả nước dùng nước mắm gừng; thế nhưng nhà thơ Nguyễn Duy lại chấm thịt vịt với nước mắm tỏi, vừa tỏi giã vừa tỏi để nguyên tép, cũng rất “hợp tình, hợp lý” theo ông. Nước mắm gừng cũng là thức chấm căn bản của các món ốc, mực và nhất là cá trê nướng.
Nước mắm không đơn giản chỉ là làm từ cá. Có khá nhiều loại nước mắm như mắm ruốc, mắm mực, mắm sò, mắm rươi...phù hợp với các món ăn đặc trưng của từng vùng miền. Nếu món ăn đó không có nước chấm đó phù hợp thì món ăn trở nên nhạt nhẽo, mất đi hương vị và nhiều khi còn không muốn ăn.
Quả thật, với sự đa dạng các loại nước mắm đã thể hiện niềm tự hào trong ẩm thực Việt, không phải quốc gia nào có cá và muối biển đều có thể làm được. Nước mắm thân thuộc với người Việt, nó đã làm cho những người Việt xa xứ luôn nhớ đến quê hương, và làm cho những ai đã quen, thì sẽ không bao giờ quên được hương vị độc đáo ấy!
Tìm hiểu thêm : đặc sản nem Phùng Hà Nội
0 nhận xét:
Đăng nhận xét