Nem Phùng sạch Xanh Việt

Nem Phùng sạch được đóng gói và hút chân không theo tiêu chuẩn bảo quản thực phẩm quốc tế.

Nem Phùng sạch-tinh hoa truyền thống của món ăn Việt

Nem Phùng của Xanh Việt sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được đóng dấu kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm.

An Tâm Thưởng Thức

Quy trình chế biến nem Phùng sạch khép kín với máy móc hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên được mùi vị thơm ngon truyền thống.

Nem Phùng - tinh hoa ẩm thực Việt

Bao bì nhãn mác có thông tin cụ thể về sản phẩm cũng như nhà sản xuất, sản phẩm được đóng gói đảm bảo cho sản phẩm bên trong không bị ảnh hưởng điều kiện từ môi trường bên ngoài làm giảm chất lượng về sản phẩm.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Phở Hà Nội - Nét văn hóa của người dân Hà Thành

Phở là một món ngon có tiếng ở Hà Nội. Các Quán Phở Ngon Hà Nội thì có khá nhiều, nằm rải rác ở khắp các quận Nội Thành. Ở mỗi một vùng miền, phở lại mang những màu sắc và hương vị đặc trưng. Nhưng có lẽ, chỉ phở Hà Nội mới mang đến cho thực khách những cảm nhận tinh tế nhất khi thưởng thức.

Phở Hà Nội

Phở Hà Nội

Tập ký "36 phố phường" của nhà văn Thạch Lam khen cái ngon của một hàng phở gánh đỗ cạnh cây hương trong sân nhà thương Phủ Doãn, bát phở rỏ mấy giọt cà cuống. Cả thành phố chỉ có một hàng phở cà cuống ấy. Nguyễn Tuân thường cười: "Cái nước chè tươi nóng bỏng môi, cái bánh đậu xanh ngọt xít cổ, lại đến phở cà cuống, cái sự thích của anh nghiện vừa buông dộc tẩu xuống, kể cũng đáng viết cho ra nhẽ". Đã từ lâu lắm rồi phở đã trở thành một thứ đại diện bản sắc dân tộc, đặc thù món ăn của người Hà Thành nói riêng và người Việt nói chung.

Không biết phở có tự bao giờ, chỉ biết phở luôn luôn chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt trong lòng mỗi người dân Hà Nội. Đối với họ, phở như một món quà vô giá và là một trong những bữa ăn hàng ngày, có thể dùng sáng, trưa hay tối… Nước dùng phở của Hà Nội được hầm kĩ càng từ xương ống bò. Ngày trước, để nấu được nồi nước dùng ưng ý, người ta sử dụng những chiếc bếp than tổ ong, rất lâu mà hiệu quả thấp, bây giờ công việc này diễn ra dễ dàng hơn nhiều nhờ những chiếc nồi nấu phở hiện đại.

Người Hà Thành vốn nổi tiếng về sành ăn và thanh lịch cả trong giao tiếp lẫn trong ăn uống. Vẻ đẹp nhẹ nhàng, cầu kỳ, trọng chất chứ không trọng số đã trở thành đặc trưng cho nghệ thuật ẩm thực Hà Thành. Người Hà Thành rất biết chọn nơi, chọn cửa hàng để thưởng thức món ăn, và khi đã hợp khẩu vị thì lại rất chung thuỷ với món ăn nơi đó.



Thường là khi đi ăn, người ta ngồi vào bàn rồi mới gọi món và đợi phục vụ mang đến tận nơi. Tuy nhiên vẫn còn một quán mà có lẽ là duy nhất ở Hà Nội với phong cách phục vụ khác biệt là để khách hàng tự phục vụ. Khách muốn ăn phở ở đây phải trả tiền trước, xếp hàng và tự tay bê bát phở của mình rồi loay hoay tìm chỗ ngồi, có khi cầm bát phở mãi mà không có chỗ ngồi để thưởng thức, vậy mà hàng phở đó luôn đắt hàng.

Không phải vì cái việc xếp hàng khiến đông khách mà thực chất là ở chất lượng phở. Vì vậy dù đông và đợi lâu đến mấy người ta cũng vẫn đến ăn vào mỗi buổi sáng. Có nhiều thực khách ở cách xa cả chục ki-lô-mét vẫn có mặt ở đây vào mỗi buổi sáng. Đó là hàng phở ở 49 phố Bát Đàn, Hà Nội, hay còn gọi theo tên mà thực khách đặt cho đã gắn liền với nó mấy chục năm nay là phở “xếp hàng”.

Đọc thêm : nem Phùng - đặc sản Hà Nội

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Cách làm món cá kho thịt thơm béo mà không mất nhiều công chế biến

Nếu bạn chưa biết cách kho cá với thịt thế nào cho ngon thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn học được cách nấu món ăn này dễ dàng nhanh chóng mà lại rất thơm ngon, bạn có muốn biết?

Cách làm món cá kho thịt

Món cá kho thịt


Nguyên liệu cần thiết cho món cá kho thịt cần:

– Cá: 1 con cá trắm đen, hoặc cá trôi, cá mè (bạn thích ăn cá gì thì mua loại cá đó nhé)
– 500 g thịt ba chỉ
– 1 củ riềng
– Nước mắm, đường, hạt tiêu

Cách làm món cá kho thịt ba chỉ: 
Bước 1: Làm sạch cá và thịt ba chỉ. Cá thì cắt khúc vừa ăn còn thịt ba chỉ thái miếng to dày như vậy giúp cho miếng thịt ko bị nát Còn riềng thì thái miếng mỏng 
Bước 2:  Ướp cá và thịt. Cho thịt và cá vào nồi, đổ 1/2 bát nước mắm và chút hạt tiêu vào nồi rồi đảo đều cho cả cá và thịt đều ngấm nước mắm. Ướp cá và thịt khoảng 15 phút. 
Bước 3: Cho vào nồi: Lót xả và lá chè dưới đáy nồi. Sau đó cho cá vào rồi cho thịt lên trên 
Bước 4. Cho lên bếp rồi đun với lửa to 
Bước 5: Thắng nước hàng rồi đổ vào nồi kho cá. Cách thắng nước hàng: đun nóng chảo, cho 2 thìa đường to vào chảo rồi quấy nhẹ nhàng, đều tay. Khi đường chuyển sang màu cánh gián thì đổ 1 chút nước vào quấy đều cho đường tan vào nước. 
Bước 6: Chú ý khi nước trong nồi gần cạn thì tắt bếp để nguyên nồi cá chờ cho nguội. Sau khi nguội hẳn đặt nồi cá lên đun tiếp với lửa nhỏ. 

Chỉ với 6 bước đơn giản bên trên bạn đã có món cá kho thịt rất hấp dẫn phục vụ cả nhà rồi đó. Hãy thực hiện ngay tối nay để gia đình có món cá kho ngon thay đổi bữa nhé.


Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Hướng dẫn bạn làm món kim chi theo đúng hương vị Hàn Quốc

Kim Chi là món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc rất dễ làm nhưng không phải ai cũng biết cách làm. Bài viết này ẩm thực Xanh Việt muốn giới thiệu cho bạn cách làm món Kim Chi theo kiểu người Việt rất nhanh chóng và giòn ngon mà vẫn giữ được hương vị của món ăn Hàn Quốc. Hãy cùng bắt tay vào thực hiện nào.

Kim Chi Hàn Quốc

Hướng dẫn bạn làm món kim chi theo đúng hương vị Hàn Quốc

Kim chi là món ăn đặc trưng của người Hàn Quốc, tuy nhiên cùng với sự giao lưu và hội nhập của các nền văn hóa trên thế giới, dần dần món ăn này đã được “Việt hóa” và làm hấp dẫn khẩu vị người Việt Nam. Đây là món ăn phụ dùng để ăn kèm với một số món ăn chính nhằm tăng thêm hương vị và kích thích tính ngon miệng của bữa ăn.

Nguyên Liệu làm món kim chi Hàn Quốc

Cải thảo to ( 1 – 2 cây)

2 bát củ cải

1 chén tỏi

1 củ hành tây

5 cây hành xanh

2 quả ớt cay

Sơ chế

Cải thảo bỏ bớt lá ngoài bị giập, thâm.
Bổ cây cải thảo làm tư theo chiều dọc thành 4 phần bằng nhau, bổ đôi thôi cũng được nhưng cắt làm tư thế này sẽ dễ cho vào lọ bảo quản và khi ăn cũng thuận tiện hơn. Đem rửa cho sạch.

Lấy 1 cái âu to hoặc chậu sạch cho 10 chén nước ấm và ½ chén muối tinh vào, hòa tan.
 

2/3 chén muối nữa bạn dùng tay xát vào từng lớp lá cải từ trong ra ngoài, phần bên trong lõi dày thì bạn bôi nhiều muối hơn. Đây là bước rất quan trọng khi muối kim chi. Lượng muối vừa đủ và thời gian để ngấm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm cuối cùng.

Ngâm cải thảo vào chậu nước muối ấm, ấn cho nước ngập cải. Bạn có thể dùng vật nặng đè lên, ở đây tôi lấy một cái nồi đổ đầy nước rồi để lên trên, cải sẽ hoàn toàn chìm trong nước muối. Ngâm cải như vậy từ 4 – 5 giờ, đến khi lá cải thảo ngấm muối và trở nên hơi mềm là được.

Sau khi ngâm, vớt cải thảo ra, rửa lại bằng nước lã, nếu muốn bạn có thể vắt nhẹ.

Lấy 1 âu nhỏ, cho 3 thìa bột gạo nếp và 3 thìa nước quấy đều.

Cho hỗn hợp bột vào nồi, thêm 2 chén nước, để lửa trung bình, đun sôi. Vừa đun vừa quấy đều tay để bột không bị vón và cháy đáy nồi. Phần quấy bột này mất khoảng 6 – 9 phút.
  
Hành tây thái lát ngang

Củ cải trắng gọt vỏ, thái chỉ thành sợi dài độ 5 cm

5 cây hành xanh cắt khúc độ dài như củ cải
 
Hẹ cũng cắt khúc tương tự
 
Thái lát ớt cay
 
Xay nhuyễn ½ quả táo và ¼ củ hành tây 

Lấy một cái âu, cho phần bột vừa quấy vào, thêm 1 ½ chén ớt bột và 2 chén củ cải thái chỉ. Trộn đều lên.

Sau đó cho phần nguyên liệu còn lại: hành tây thái lát, ớt cay, hẹ, hành xanh, hỗn hợp táo+hành xay nhuyễn, 2 thìa đường, 1/3 chén nước mắm, 3 thìa tỏi băm, ½ thìa gừng băm và 2 thìa vừng rang. Trộn thật đều tay. Nếm thử nếu thấy nhạt có thể thêm muối.

Đeo găng tay nilon và dùng tay phết hỗn hợp ướp lên từng lá cải thảo sao cho tất cả bề mặt lá được bao phủ bởi sốt.

Trộn đều cải thảo và cà rốt cùng với hỗn hợp gia vị trộn kim chi đã chuẩn bị sẵn ở trên. Xếp vào hộp nhựa, đậy kín, cho vào tủ lạnh dùng dần.

Với món kim chi này chỉ cần sau 1 ngày là bạn có thể đưa ra dùng rồi đấy. 



Yêu cầu món ăn và cách ăn

Kim chi làm xong có vị vừa ăn, có vị chua nhẹ, vị thơm nồng của tỏi, vị cay của gừng và ớt, rất hấp dẫn.

Cải thảo và cà rốt ngấm gia vị, giòn ngon.

Khi ăn bạn lấy kim chi ra, cắt cải thảo ra thành miếng vừa ăn, trộn đều lên lại với gia vị là có thể thưởng thức rồi đấy.

Đọc thêm : cách làm món nem Phùng sạch.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Đặc sản ẩm thực miền Bắc

3 Miền nước ta đều có nền ẩm thực rất phong phú. Bài viết này chúng tôi muốn tìm hiểu kỹ hơn về đặc sản ẩm thực miền Bắc để bạn đọc có thể hiểu chi tiết hơn về vùng đất Lân - Long Quy Phụng này.

Nem Nắm - Nam Định

Đặc sản ẩm thực miền Bắc

Bắc bộ là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến cái mặc đều được sàng lọc và trở thành chuẩn mực, không dễ gì thay đổi. Người miền Bắc chọn món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ. Các món đặc trưng của người miền Bắc: phở Hà Nội, bún thang Hà Nội, bún chả Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, thịt đông, xôi cốm vòng, chả giò, miến xào cua bể..

Món ăn miền Bắc không chỉ chú trọng vào những món trong ngày lễ Tết, một đặc trưng nữa rất Bắc bộ chính là những món quà bánh. Đây không phải là những món ăn để no những nó lại đem lại cho người ta nhiều háo hức, đặc biệt, nó lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ của mỗi người dân xứ Bắc. Các món đặc trưng: các loại mứt làm từ sấu, bánh cốm…

Qua từng địa danh bạn sẽ biết nhiều hơn về những đặc sản đặc trưng từng vùng miền. Nếu Bắc Ninh có bánh Phu Thê thì Hải Dương có bánh đậu xanh, Hưng Yên có nhãn lồng, Nam Định có nem Nắm...

Những món ăn này có tính đặc trưng riêng không phải nơi nào cũng có thể làm được nên người ta mới có thể thưởng thức đúng hương vị của món ăn ở nơi cội nguồn của nó.

Khi nhắc đến món ăn nào người ta nhớ ngay đến địa danh gắn liền với món ăn đó. Không phải tự nhiên mà nó được gọi là đặc sản đâu nhé mà nó cần trải qua một thời gian dài được cha ông ta chắt lọc gìn giữ công thức chế biến và được thực khách công nhận mới khiến nó nổi tiếng như vậy.

Đọc thêm : nem Phùng Hà Nội

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Văn hóa ẩm thực 3 miền Việt Nam

Dù cùng nằm trên một dải đất hình chữ S, nhưng ẩm thực ba miền Bắc – Trung – Nam lại mang một hương vị đặc trưng với phong cách ẩm thực riêng nhưng có điểm chung là cực kì hấp dẫn thực khách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa ẩm thực 3 miền Việt Nam.

Văn hóa ẩm thực 3 miền Việt Nam

Miền Bắc

Văn hóa ẩm thực miền bắc với món cốm đặc trưng

Bắc bộ là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến cái mặc đều được sàng lọc và trở thành chuẩn mực, không dễ gì thay đổi. Người miền Bắc chọn món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ. Các món đặc trưng của người miền Bắc: phở Hà Nội, bún thang Hà Nội, bún chả Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, thịt đông, xôi cốm vòng, chả giò, miến xào cua bể...
Món ăn miền Bắc không chỉ chú trọng vào những món trong ngày lễ Tết, một đặc trưng nữa rất Bắc bộ chính là những món quà bánh. Đây không phải là những món ăn để no những nó lại đem lại cho người ta nhiều háo hức, đặc biệt, nó lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ của mỗi người dân xứ Bắc. Các món đặc trưng: các loại mứt làm từ sấu, bánh cốm… 

Miền Trung

Bánh Huế - văn hóa ẩm thực miền Trung

Người miền Trung sử dụng vị cay nhiều, nó tạo nên từ vùng đất nắng gió và của những con người giàu nghị lực.

Đặc biệt là món Huế được xem là đại diện tiêu biểu, từ món ăn dành cho người bình dân hay vua chúa vốn đã tạo nên tên tuổi nhất định với các món dân dã như: mắm cà, mắm tôm,…

Hay các món đặc trưng của người miền Trung như: bún bò Huế, bánh bèo, bánh xèo, bánh đập, chả ram, bún cá, bánh tráng thịt luộc…

Ẩm thực miền Trung tuy cũng nổi tiếng với các loại bánh nhưng chúng được chế biến cầu kỳ hơn khá nhiều so với ẩm thực miền Bắc. Đó là chưa kể đến sự đa dạng từ cách chế biến cho đến biến tấu nhiều loại khác nhau, cộng với cách thưởng thức các món ăn kèm theo dễ dàng thay đổi khiến cho chúng có thể dễ dàng hòa nhập khi “bước sang” vùng đất mới.

Mảnh đất Miền Trung vốn cằn cỗi là thế và cũng không được thiên nhiên ưu ái như các vùng đất khác. Chính vì vậy, con người nơi đây luôn biết trân trọng và biến những sản vật tuyệt vời đó thành những món ăn mang những hương vị rất riêng, mà ai đã một lần thưởng thức nó sẽ không thể nào quên.

Miền Nam

Hải sản Phú Quốc - văn hóa ẩm thực 3 miền

Bên cạnh sự phát triển từ văn hoá ẩm thực miền Bắc và Trung, ẩm thực miền Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hoá Khmer, do miền Nam có một cộng đồng Khmer sinh sống lâu đời. Sự giao thoa văn hoá ấy không chỉ thể hiện ở các món ăn như canh chua, cá kho, bún nước lèo. Tuy nhiên, với tính chất thoải mái, lại thêm điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nên các món ăn này được người Việt miền Nam cải biến, trở nên hấp dẫn và phong phú hơn. Ví dụ, món canh chua của người Khmer khá đơn giản, thì món canh chua của người Việt miền Nam sử dụng nhiều loại rau đậu như đậu bắp, bạc hà, giá, thơm, cà chua, bông súng, bông so đũa,… nấu với các loại thịt cá, hải sản khác nhau. Cũng từ món bún mắm prahóc của người Khmer, người dân miền Nam đã sáng tạo ra món lẩu mắm, dùng mắm cá sặc, cá linh để nấu, lọc lấy nước, nấu với thịt, cá, tôm, mực, cà tìm, ăn kèm với bún và các loại rau.

Do có lượng thuỷ hải sản nhiều và phong phú và sự tiếp biến món mắm prahóc, món khô của người Khmer, ẩm thực miền Nam rất đa dạng phong phú về các loại mắm như mắm thái Châu Đốc, mắm ruột cá Đồng Tháp, mắm tôm chà Gò Công, mắm ruốc Kiên Giang; các loại khô như khô cá lóc, cá bống, cá kèo, cá khoai, cá đuối, tôm khô,…

Phong cách ẩm thực của miền Nam không chỉ chứa đựng sự dung hoà các nét văn hoá của miền Bắc, miền Trung và các miền văn hoá ngoại nhập, mà vẫn có nhửng sắc thái riêng rõ rệt. Nó thật sự trở thành văn hoá ẩm thục riêng của miền Nam, góp phần làm giàu thêm sắc thái đa dạng của ẩm thực Việt Nam.

=>> Nem Phùng sạch : đặc sản vùng ven đô Hà Thành

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Các món ăn khiến Tây không thể bỏ qua khi đến với Việt Nam

Nền ẩm thực nó luôn gắn liền với nền văn hóa của một nước. Khi khách Tây đến Việt Nam họ cũng rất muốn thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây. Dưới đây là một số món ăn khiến Tây không thể bỏ qua khi đến với Việt Nam

Các món ăn khiến Tây không thể bỏ qua khi đến với Việt Nam

1. Phở


 
Danh sách ẩm thực Việt Nam sẽ thiếu xót rất lớn nếu thiếu đi món phở. Phở xuất hiện ở mọi nơi, mọi ngóc ngách tại Việt Nam, từ vỉa hè cho đến nhà hàng sang trọng. Du khách nước ngoài không khỏi xuýt xoa khi được thưởng thức bát phở nghi ngút khói với nước dùng thơm ngọt được ninh kỹ với xương lợn hoặc bò.

2. Chả cá


Đến du lịch Hà Nội, không chỉ có du khách nước ngoài mà cả các khách thập phương cũng tìm đến các nhà hàng nổi tiếng để được thưởng thức món này. Thậm chí, con phố Hàng Sơn trước đây đã được đổi tên thành phố Chả Cá vì đặc sản của đất Hà Thành – Chả cá Lã Vọng. Các khúc cá được thái ra vừa ăn, tẩm ướp, nướng trước trên than, rồi sau đó người ăn sẽ rán lại trên chảo với thìa là, ăn cùng bún và mắm tôm.

3. Bánh xèo



Món bánh xèo hấp dẫn người ăn bởi lớp vỏ ngoài rán giòn, bên trong có thịt lợn, tôm và giá đậu. Bánh được cắt thành những miếng vừa ăn, sau đó tùy từng địa phương sẽ có cách ăn khác nhau, nơi thì cuộn trong bánh tráng, chỗ thì ăn cùng lá rau diếp chấm nước chấm.

4. Cao lầu

Đây là một món mỳ đặc trưng của đất Hội An gồm thịt heo rán, nước dùng và ăn cùng rau sống.

5. Bánh mì



Món bánh mì của Việt Nam đã tạo nên một cơn sốt ẩm thực trên toàn thế giới. Chiếc bánh mì nóng giòn, đầy ắp với nhiều rau xanh nộm, pate béo ngậy và các loại thịt có thể thoả mãn bất cứ thực khách nào, cho dù là người khó tính nhất.

6. Mì Quảng

Nhắc đến đặc sản miền Trung, đương nhiên không thể bỏ qua mì Quảng - món ăn dân dã quen thuộc với mỗi người, mỗi nhà trên mảnh đất Quảng Nam nắng gió. Thành phần làm nên tô mì Quảng gồm có sợi mì gạo và một trong số các loại nhân như thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, một số nơi còn có thêm trứng. Cũng như những món ăn miền Trung khác, mì Quảng được ăn với rất nhiều rau sống, trong đó đặc trưng nhất là rau cải mầm và rau bạc hà. Nước dùng của mì Quảng không nhiều nhưng có vị cay rất đặc trưng.

7. Bún đậu mắm tôm

Món này đơn giản chỉ là đậu phụ và bún được ăn với mắm tôm - loại mắm đặc biệt của Việt Nam. Chanh, đường, ớt, giấm sẽ được pha thêm vào mắm tôm để vừa miệng.

8. Bánh cuốn

Bánh cuốn nóng là món ăn vô cùng tinh tế. Vị thanh, rất dễ ăn và ăn rất vào. Chỉ có điều với những du khách chưa quen dùng đũa thì món này quả là chơi khó vì bánh cuốn khi chấm vào nước khá trơn.

9. Gà tần

Ngoài hương vị thơm ngon, món gà tần còn có giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Miếng gà được ninh nhừ trong các loại thảo mộc và nêm nếm gia vị vừa miệng.

10. Lẩu



Lẩu thể hiện tinh thần cộng đồng của người Việt khi tất cả cùng ăn chung một nồi.

Đọc thêm : đặc sản nem Phùng sạch

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Bạn có phải là người hay ăn chay, bạn có biết ý nghĩa của việc ăn chay?

 Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp các quán, nhà hàng chay có mặt ở khắp nơi từ những phố đông người đến những con hẻm nhỏ để phục vụ cho nhu cầu ăn chay ngày càng đông đúc của mọi người. Có thể nói bất cứ ai trong chúng ta ít nhất trong đời đều có đôi lần ăn chay vì một duyên do nào đó chứ không hẳn là theo tôn giáo hay đạo Phật. Bạn đã biết ý nghĩa của việc ăn chay này không?

Bạn có biết ý nghĩa của việc ăn chay?

Ý nghĩa của việc ăn chay

Vào những ngày chay lạc nhất một ngày như Rằm và mùng 1 âm lịch hàng tháng người ta ăn chay rất đông, điều này có thể kiểm chứng ở các quán chay khi mọi người phải xếp hàng chờ mua. Vì sao ngày càng có nhiều người ăn chay như vậy? Câu hỏi này có thể trả lời một cách tóm tắt ở hai nguyên nhân được cho phổ biến nhất là do tôn giáo, nhất là Phật giáo phát triển mạnh mà tinh thần từ bi của nhà Phật là chay tịnh; kế đến là nhiều người ăn chay vì lý do trị bệnh, giữ gìn sức khỏe… Nói chung xuất phát từ nhiều lý do để người ta ăn chay ngày càng nhiều, xong không phải ai cũng có thể hiểu hết được ý nghĩa của việc ăn chay là gì? 

Có một số người cho rằng : "ăn chay là không ăn mặn, ăn mặn được đọc trại từ chữ ăn mạng (tức mạng chúng sinh ).Là người phật tử tại gia chúng ta tạm hiểu rằng ăn chay tức là chúng ta đc quyền ăn tất cả những thứ mà nguyên liệu tạo nên những thức ăn đó không trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho một chúng sinh có thức tính( có sự sống và có cảm nhận sự quằn quại đau đớn, có tình cảm ) mà ta nhìn thấy được phải mất mạng hoặc đau đớn tột cùng .Ăn chay nhằm thể hiện lòng từ bi không gieo oán thù nợ máu với chúng sinh , làm thân tâm điềm đạm dễ tu hành .Theo quan niệm nhà phật thì biết đâu trong những chúng sinh mà ta giết hại có ông bà cha mẹ , anh em chúng ta vì tội lỗi mà phải chjiu đọa đài đầu thai thành loài súc sinh theo định luật nhân quả luân hồi . trình tự sắp xếp sự có thức tính của sinh vật : đất đá-thảo mọc-tom cá -gà vịt -thú có vú-khỉ vượn đặc biệt là loài chó nó luôn thể hiện sự trung thành .Loài có có thể xem là người thân gần đây nhất vì nợ ta một món nợ nào đó mà phải đầu thai lên trả nợ nên tuyệt đối trung thành"

Rau quả là thực phẩm giúp cho người ăn chay khỏe mạnh

Đó cũng là một quan điểm, một quan điểm khác của các nhà khoa học : " Theo quan điểm tiến bộ của khoa học hiện đại nghiên cứu và thí nghiệm thì, con người sinh ra là để ăn rau, củ, quả chứ không phải để ăn thịt, tức ăn chay thay vì ăn mặn. Thứ nhất, hai hàm răng của con người được cấu trúc một cách đặc biệt, lại có răng hàm cùng xương quai hàm để nghiền và nhai thức ăn giống loài động vật ăn rau quả, không ăn thịt sống. Trong khi đó, loài động vật ăn thịt sống có răng cửa và bộ răng nanh bén nhọn để xé thịt. Thứ hai, đối với loài người và những động vật ăn rau, củ, quả thì hệ tiêu hóa dài gấp 12 lần chiều dài của thân thể nên chúng ta cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và bài tiết. Ngược lại đối với loài ăn thịt như hổ có hai phần ruột, phần ruột non thì rất ngắn và phần ruột già thì rất thẳng và mịn.

Vì thế, mỗi lần con người chúng ta ăn chay thì cảm thấy nhẹ nhàng và ngược lại, nếu ăn mặn thì cảm thấy nặng nề, khó chịu và buồn ngủ. Bởi vì, lúc đó thận phải làm việc nhiều để thanh lọc những độc tố từ thịt đưa ra khỏi máu và đào thải ra ngoài bằng đường bài tiết. Đối với những người trẻ tuổi, thận còn khỏe mạnh thì chưa ảnh hưởng gì nhiều; còn với những người lớn tuổi, thận càng ngày càng yếu thì quá trình đó sẽ diễn ra khó khăn hơn. Đôi khi thận không thể loại hết những cặn bã độc tố, làm cho máu dơ, từ đó dễ sinh bệnh. Hơn nữa thịt không có chất để tạo ra tế bào, táo bón là điều rất dễ xảy ra. Chúng ta cũng biết rằng, táo bón có thể gây ra ung thư ruột, bệnh trĩ… Ăn nhiều chất mỡ động vật thì sẽ dễ bị bệnh sưng gan hay sưng lá lách và làm giảm sự sinh trưởng tế bào. Chất Cholesterol và chất mỡ của động vật là gây ra bệnh tim và là một trong mười lý do làm chết người nhiều nhất ở Đài Loan."

Dù bạn là người theo quan điểm nào thì việc ăn chay vẫn rất có lợi cho sức khỏe. Nếu bạn không thể ăn thường xuyên thì có thể ăn một vài bữa trong tuần bạn nhé.

Đọc thêm : Tìm hiểu về nem Phùng sạch Xanh Việt