Dù cùng nằm trên một dải đất hình chữ S, nhưng ẩm thực ba miền Bắc – Trung – Nam lại mang một hương vị đặc trưng với phong cách ẩm thực riêng nhưng có điểm chung là cực kì hấp dẫn thực khách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa ẩm thực 3 miền Việt Nam.
Văn hóa ẩm thực 3 miền Việt Nam
Miền Bắc
Văn hóa ẩm thực miền bắc với món cốm đặc trưng |
Bắc bộ là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến cái mặc đều được sàng lọc và trở thành chuẩn mực, không dễ gì thay đổi. Người miền Bắc chọn món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ. Các món đặc trưng của người miền Bắc: phở Hà Nội, bún thang Hà Nội, bún chả Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, thịt đông, xôi cốm vòng, chả giò, miến xào cua bể...
Món ăn miền Bắc không chỉ chú trọng vào những món trong ngày lễ Tết, một đặc trưng nữa rất Bắc bộ chính là những món quà bánh. Đây không phải là những món ăn để no những nó lại đem lại cho người ta nhiều háo hức, đặc biệt, nó lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ của mỗi người dân xứ Bắc. Các món đặc trưng: các loại mứt làm từ sấu, bánh cốm…
Miền Trung
Bánh Huế - văn hóa ẩm thực miền Trung |
Người miền Trung sử dụng vị cay nhiều, nó tạo nên từ vùng đất nắng gió và của những con người giàu nghị lực.
Đặc biệt là món Huế được xem là đại diện tiêu biểu, từ món ăn dành cho người bình dân hay vua chúa vốn đã tạo nên tên tuổi nhất định với các món dân dã như: mắm cà, mắm tôm,…
Hay các món đặc trưng của người miền Trung như: bún bò Huế, bánh bèo, bánh xèo, bánh đập, chả ram, bún cá, bánh tráng thịt luộc…
Ẩm thực miền Trung tuy cũng nổi tiếng với các loại bánh nhưng chúng được chế biến cầu kỳ hơn khá nhiều so với ẩm thực miền Bắc. Đó là chưa kể đến sự đa dạng từ cách chế biến cho đến biến tấu nhiều loại khác nhau, cộng với cách thưởng thức các món ăn kèm theo dễ dàng thay đổi khiến cho chúng có thể dễ dàng hòa nhập khi “bước sang” vùng đất mới.
Mảnh đất Miền Trung vốn cằn cỗi là thế và cũng không được thiên nhiên ưu ái như các vùng đất khác. Chính vì vậy, con người nơi đây luôn biết trân trọng và biến những sản vật tuyệt vời đó thành những món ăn mang những hương vị rất riêng, mà ai đã một lần thưởng thức nó sẽ không thể nào quên.
Miền Nam
Hải sản Phú Quốc - văn hóa ẩm thực 3 miền |
Bên cạnh sự phát triển từ văn hoá ẩm thực miền Bắc và Trung, ẩm thực miền Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hoá Khmer, do miền Nam có một cộng đồng Khmer sinh sống lâu đời. Sự giao thoa văn hoá ấy không chỉ thể hiện ở các món ăn như canh chua, cá kho, bún nước lèo. Tuy nhiên, với tính chất thoải mái, lại thêm điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nên các món ăn này được người Việt miền Nam cải biến, trở nên hấp dẫn và phong phú hơn. Ví dụ, món canh chua của người Khmer khá đơn giản, thì món canh chua của người Việt miền Nam sử dụng nhiều loại rau đậu như đậu bắp, bạc hà, giá, thơm, cà chua, bông súng, bông so đũa,… nấu với các loại thịt cá, hải sản khác nhau. Cũng từ món bún mắm prahóc của người Khmer, người dân miền Nam đã sáng tạo ra món lẩu mắm, dùng mắm cá sặc, cá linh để nấu, lọc lấy nước, nấu với thịt, cá, tôm, mực, cà tìm, ăn kèm với bún và các loại rau.
Do có lượng thuỷ hải sản nhiều và phong phú và sự tiếp biến món mắm prahóc, món khô của người Khmer, ẩm thực miền Nam rất đa dạng phong phú về các loại mắm như mắm thái Châu Đốc, mắm ruột cá Đồng Tháp, mắm tôm chà Gò Công, mắm ruốc Kiên Giang; các loại khô như khô cá lóc, cá bống, cá kèo, cá khoai, cá đuối, tôm khô,…
Phong cách ẩm thực của miền Nam không chỉ chứa đựng sự dung hoà các nét văn hoá của miền Bắc, miền Trung và các miền văn hoá ngoại nhập, mà vẫn có nhửng sắc thái riêng rõ rệt. Nó thật sự trở thành văn hoá ẩm thục riêng của miền Nam, góp phần làm giàu thêm sắc thái đa dạng của ẩm thực Việt Nam.
=>> Nem Phùng sạch : đặc sản vùng ven đô Hà Thành
0 nhận xét:
Đăng nhận xét