Nem Phùng sạch Xanh Việt

Nem Phùng sạch được đóng gói và hút chân không theo tiêu chuẩn bảo quản thực phẩm quốc tế.

Nem Phùng sạch-tinh hoa truyền thống của món ăn Việt

Nem Phùng của Xanh Việt sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được đóng dấu kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm.

An Tâm Thưởng Thức

Quy trình chế biến nem Phùng sạch khép kín với máy móc hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên được mùi vị thơm ngon truyền thống.

Nem Phùng - tinh hoa ẩm thực Việt

Bao bì nhãn mác có thông tin cụ thể về sản phẩm cũng như nhà sản xuất, sản phẩm được đóng gói đảm bảo cho sản phẩm bên trong không bị ảnh hưởng điều kiện từ môi trường bên ngoài làm giảm chất lượng về sản phẩm.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Thị trường rau quả sạch ở Việt Nam hiện giờ ra sao?

Tình hình rau củ quả sạch hiện nay đang rất được nhiều người quan tâm trước tình trạng rau bẩn, hoa quả nhập từ Trung Quốc về chứa nhiều hóa chất độc hại. Thị trường rau sạch ở Việt Nam giờ ra sao, có giải pháp nào để cải thiện ?

Rau quả sạch trong các siêu thị cũng chưa đảm bảo là rau sạch

Thị trường rau quả sạch ở Việt Nam

Thực phẩm ở các thành phố lớn hiện nay đang khiến người dân rất lo lắng. Từ thịt đến rau, hoa quả đều chứa hóa chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người tiêu dùng. 

Hàng loạt thông tin trái cây tẩm hóa chất, rau bị lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu, chất kích thích… khiến người tiêu dùng lo ngại, trong khi thị trường vẫn tràn lan rau quả không rõ nguồn gốc. Nông sản kiểm soát tốt về chất lượng, an toàn vẫn còn ít người với tới.

Con đường đến với thực phẩm của người dân hiện nay đang rất gian nan nhất là với những người dân sống tại thành phố lớn.

Chị Huyền ( Văn Cao - Hà Nội ) chia sẻ :" Ngay trong ngõ 97 Văn Cao (Ba Đình, Hà Nội), một số hộ dân đã tận dụng diện tích ngõ rộng lớn trồng rau. Thấy cứ tầm 5h chiều có người ra hái, tôi lại đặt hàng ngay cho con. Từ đó, mỗi ngày tôi nhận được một bó rau sạch, theo lịch thu hoạch các loại rau trồng ở đây vì ở khu này mục sở thị họ trồng rau như thế nào nên biết là sạch hay không, do vậy lượng rau thì ít mà người mua thì nhiều nên rất nhanh hết."

Tìm nguồn rau, quả sạch không chỉ là khó khăn của người tiêu dùng mà ngay cả những người muốn tham gia phân phối dòng hàng này cũng khá lận đận. Bà Trần Thanh Hà, đại diện Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Great Việt Nam (quận Bình Thạnh), cho biết bà đã đi “rạc chân” ở các vùng nguyên liệu để mua hàng cung ứng cho thị trường.

Giải pháp cho thị trường rau hiện nay

Cần phát triển hướng trồng rau sạch

" Vấn đề lớn nhất là các cơ quan chức năng chưa kiểm soát được chất lượng hàng hóa và để hàng hóa kém chất lượng, độc hại, không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường. Việt Nam cũng thiếu các chứng chỉ đủ uy tín để người tiêu dùng có thể tin cậy được", ông Việt chia sẻ.

Một trong những rào cản nữa là nhận thức của người dân chưa theo kịp thực tế. Lượng rau của người dân chưa nhiều, trong khi đó rau chưa có kỹ thuật chăm sóc nên hình thức không được đẹp mắt do vậy không thu hút được khách mua hàng.

Muốn được dùng rau sạch thì không những cần sự chung tay của các cơ quan quản lý mà còn nhờ sự góp sức của chính những người bán hàng, những người tiêu dùng để giúp sản phẩm rau sạch của Việt Nam có thể phát triển tốt hơn.

Đọc thêm : sản phẩm nem Phùng sạch từ nguyên liệu thịt lợn sạch.

Đọc thêm : chế biến đồ ăn

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Hướng dẫn bạn làm bánh bao đơn giản mà ngon

Bánh bao là món ăn đơn giản và cũng rất dễ ăn, cách làm món ăn này không khó. Bạn có thể học cách làm bánh bao theo các bước chúng tôi hướng dẫn dưới đây.

Hướng dẫn bạn làm bánh bao đơn giản mà ngon

Có nhiều loại bánh bao như bánh bao chay, bánh bao nhân thập cẩm, bánh bao chiên nhân thit... Ở bài viết này chúng tôi muốn hướng dẫn bạn công thức làm bánh bao nhân thịt ngon mà dễ nhé.

Tuy nguyên liệu làm bánh rất nhiều thành phần nhưng cách làm lại không hề khó, bạn hãy chuẩn bị một số nguyên liệu cơ bản dưới đây:

Nguyên liệu làm bánh bao nhân thập cẩm

Phần vỏ bánh các bạn cần chuẩn bị như 

Bột mì 
Men nâu khô 
Bột nở 
Sữa tươi 
Đường cát trắng 
Dầu ăn 
Muối tinh 

Phần nhân bánh

Thịt xay nhuyễn có lẫn ít mỡ để bánh béo ngậy & không bị khô 
Hành tây 
Tai mộc nhĩ & nấm hương ngâm nở, cắt bỏ chân, rửa sạch thái vừa 
Trứng cút luộc chín
Lạp xưởng 
Dầu hào 
Tiêu xay 
Miến ngâm mềm


Cách làm

Bánh bao nhân thập cẩm

Bước 1 : Chúng ta sẽ ướp thịt trước để cho ngấm đều gia vị rồi mới làm vỏ bánh, những nguyện liệu làm nhân bánh bạn sơ chế cho sạch nhé, củ sắn, miến khô, nấm mèo, hành lá thái nhỏ vắt cho sắn ráo nước trứng cút đem luộc rồi bóc vỏ. Hành tím bạn rang lên cho thơm rồi ướp vào với thịt cùng những nguyên liệu đã sơ chế nêm nếm một chút bột nêm, tiêu, đường, muối.

Bước 2: Sau khi thịt đã được ướp với những nguyện liệu trên bạn bắt đầu phân chia nhân bánh bọc trứng cút vào bên trong rồi lăn tròn đều tay như hình bên dưới.

Bước 3: Tiếp theo ta sẽ làm vỏ bánh bạn cho nguyên liệu phần bột vào một cái thâu lớn rồi đổ nước và sữa vào cho 1 lượng vừa đủ sau đó trộn đều, cho thêm lòng đỏ trứng gà vào đánh tan hỗn hợp thật nhuyễn và mịn, ấn tay vào bột không dính tay là được rồi bạn dùng màng bọc nilong bọc kín lại, ủ bột 8 tiếng hoặc qua đêm càng tốt nhé.

Bước 4: Bột và nhân đã được chuẩn bị xong bây giờ bạn lấy phần bột bánh ra cán mỏng cho nhân thịt vào giữa và khéo léo bọc kín lại có thể gấp nếp hay tạo dáng cho bánh bao được đẹp hơn.

Khi bạn đã làm xong bánh, cho bánh vào xửng hấp. Lưu ý khi nước trong nồi hấp đã đủ nóng mới cho bánh vào hấp nhé. Hấp bánh với lửa to khoảng 15 phút được rồi. Khoảng cách giữa các bánh đặt cách xa nhau một tí để cho bánh còn nở, tránh mở vung trong lúc hấp để bánh không bị xẹp.

Bánh bao ăn ngon nhất là sau khi hấp xong và bánh còn nóng, nếu muốn để lâu thì để cho bánh nguội rồi bảo quản trong hộp thực phẩm hoặc bọc kín bằng màng thực phẩm để tủ lạnh. Khi nào ăn thì cho vào nồi hấp lại là dùng được ngay.

>>> Thực phẩm sạch của công ty Xanh Việt.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Sự thật kinh hoàng về thịt lơn ở Hà Nội

Thịt lợn ở Hà Nội là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất, có rất nhiều cơ sở thực hiện hoạt động giết mổ để cung cấp đủ lượng thịt ra thị trường.



Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Thức ăn đóng hộp có hại cho sức khỏe không

Thức ăn đóng hộp từ lâu đã là thực phẩm tiện lợi giúp ích rất nhiều cho những người bận rộn hoặc không thích vào bếp nấu nướng nhưng hãy xem thức ăn đóng hộp có hại cho sức khỏe không và có nên sử dụng thường xuyên?

Xem thêm : cách chế biến món ăn

Thức ăn đóng hộp là gì?



Đóng hộp là một phương thức để bảo quản thực phẩm bằng cách chế biến và xử lý trong môi trường thiếu khí. Đóng gói giúp ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập và nảy nở bên trong.

Để tránh làm thức ăn bị hỏng trong quá trình trước và trong suốt quá trình bảo quản, một số phương pháp đã được sử dụng: diệt khuẩn, nấu chín (và các ứng dụng dựa trên nhiệt độ cao), bảo quản lạnh, đóng băng, sấy khô, hút chân không, chống các tác nhân vi trùng hay bảo quản để giữ nguyên các tính chất ban đầu như, ion hóa bức xạ vừa đủ, ngâm trong nước muối, axít, bazơ.

Hiện nay có rất nhiều đồ ăn đã được chế biến sẵn thành đồ hộp bằng nhiều chất liệu khác nhau như sắt, nhôm, giờ đây người ta cũng sử dụng nhựa, giấy để đóng hộp thức ăn, thức uống.

Thức ăn đóng hộp có tác dụng gì và có hại cho sức khỏe không?

Hiện nay khi cuộc sống ngày càng bận rộn con người có xu hướng sử dụng đồ hộp và các loại thức ăn được chế biến sẵn. Hơn nữa, đồ hộp rất đa dạng về thể loại và mùi vị giúp cho việc chuẩn bị bữa ăn cho gia đình của các bà nội trợ trở nên đơn giản hơn. Ngoài ra, nó cũng rất tiện dụng khi không phải chế biến chỉ cần mở bao bì có thể ăn ngay, thích hợp cho những người bận rộn và ít có thời gian cho việc nội trợ.

Để biết thức ăn đóng hộp có hại cho sức khỏe không thì bạn hãy nhận xét qua các yếu tố cần có để thức ăn được đóng hộp nhé.

Ảnh hưởng của phụ gia và chất bảo quản

Tuy những phụ gia và bảo quản được sử dụng đều nằm trong danh mục cho phép về hàm lượng. Nhưng một khi bạn dùng thường xuyên thì hàm lượng các chất này có thể tích lũy trong cơ thể, tới khi lượng đủ lớn sẽ gây rất nhiều tác hại đến sức khỏe như bệnh tim mạch, thậm chí có thể gây ung thư. Một số loại đồ hộp có lượng chất béo khá cao, thậm chí hàm lượng muối cũng cao vì thế mà có thể gây ra hiện tượng béo phì.



Giá trị dinh dưỡng hạn chế

Trong đồ hộp có giá trị dinh dưỡng không cao, kém hơn so với thực phẩm tươi sống được chế biến trong ngày. Hơn nữa còn sử dụng nhiều đường hóa học không tốt cho thai nhi. Bạn không nên sử dụng đồ hộp trong tháng đầu thai kỳ. Sử dụng lâu với số lượng lớn có thể tăng nguy cơ gây sảy thai hay thai dị tật.

Chế biến và bảo quản

Cách chế biến cũng như bảo quản đồ hộp cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng và dinh dưỡng của thực phẩm đóng hộp. Bảo quản không đúng có thể dẫn đến việc thực phẩm bị biến chất.

Ít chất dinh dưỡng: 

Quá trình chế biến thức ăn tươi sống như xào, chiên, nấu hầm hay luộc đã khó có thể bảo toàn những chất dinh dưỡng và vitamin vốn có của thức ăn. Ví dụ như khi chúng ta xào rau, lượng vitamin A, C phân tán rất nhanh trong quá trình hấp thụ nhiệt. Vì vậy, đối với đồ đóng hộp, chất dinh dưỡng sẽ không còn nhiều.

Giảm đi hương vị cuộc sống và sự đa dạng của món ăn: 

đồ đóng hộp luôn có những công thức chế biến nhất định tương ứng với các thành phần bảo quản khác nhau. Nó không đủ khả năng để thể hiện các sắc thái đa dạng tự nhiên của mỗi loại thực phẩm. Đôi lúc chúng không có mùi vị , hương thơm thực chất của sản phẩm. Vì vậy, dùng thực phẩm đóng hộp quá nhiều sẽ khiến chúng ta dần quên mất những hương vị độc đáo của từng món ăn.

Qua những yếu tố trên thì bạn hãy xem có nên dùng thường xuyên đồ hộp không nhé.

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Nước chấm - thành phần không thể thiếu của nhiều món ăn

Có thể nói nước chấm là thành phần quan trọng trong bữa ăn của người Việt, đâu đó có thực khách tây cho rằng : " hình như chỉ có Việt Nam là có nhiều loại nước chấm nhất". Hẳn là vậy vì ẩm thực của người Việt rất đa dạng và phong phú nên nước chấm cũng phụ thuộc vào nhiều món ăn mang tính chất riêng.

Xem thêm : cách chế biến món ăn


Sự phong phú của nước chấm Việt Nam

Nước mắm là thức chấm quen thuộc, là linh hồn của món ăn Việt, là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Nước mắm giúp cho món ăn thêm đậm đà, tròn vị, là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt của món ăn Việt so với thức ăn của các dân tộc khác trên thế giới.

Tuy nhiên, hương vị nước mắm ở mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng, phù hợp với khẩu vị và phong cách ăn uống của vùng, miền đó.

Trong một bữa ăn thuần Việt với nhiều món khác nhau thì mỗi món có thể đi cùng một loại nước chấm riêng, giống như khi chơi đánh bài phải có những quy tắc riêng cho mỗi loại bài, không thể chơi bài ba lá với quy tắc của bài sáu lá. “Đến một quán bia hơi bất kỳ ở Hà Nội – Mark Lowerson viết – cứ gọi bốn hoặc năm đĩa mồi khác nhau thì mỗi đĩa lại có một loại thức chấm khác”.

Đọc thêm : Cách pha nước chấm nem ngon tại : http://nemphung.com.vn/huong-dan-ban-cach-pha-nuoc-cham-nem-ngon-nhat/

Vai trò của nước chấm đối với từng món ăn

Nước mắm là cái nền chung của nhiều loại nước chấm nhưng không phải là tất cả. Thường nước mắm được pha nhiều cách để chấm nhiều loại món ăn: thêm vị chua của giấm hoặc chanh, vị ngọt của đường, vị cay của ớt, vị nồng của tỏi; cách gia giảm các thành phần này tùy khẩu vị cá nhân hoặc vùng miền.

Người miền Nam pha nước mắm thường ngọt hơn, gắt hơn cách pha của người miền Bắc. Ăn chả giò hay bún thịt nướng ở hai đầu đất nước, dễ nhận ra “giọng điệu” của nước mắm chua ngọt đi cùng hai món quen thuộc, phổ biến này.

Đó là chưa kể các loại phụ gia được đưa vào nước mắm pha. Người miền Nam thường thêm sợi đu đủ, cà rốt đã ngâm chua, có khi thêm cả củ kiệu.

Nước chấm miền Bắc lại không thể thiếu su hào thái mỏng ngâm chua. Ăn thịt vịt thì cả nước dùng nước mắm gừng; thế nhưng nhà thơ Nguyễn Duy lại chấm thịt vịt với nước mắm tỏi, vừa tỏi giã vừa tỏi để nguyên tép, cũng rất “hợp tình, hợp lý” theo ông. Nước mắm gừng cũng là thức chấm căn bản của các món ốc, mực và nhất là cá trê nướng.

Nước mắm không đơn giản chỉ là làm từ cá. Có khá nhiều loại nước mắm như mắm ruốc, mắm mực, mắm sò, mắm rươi...phù hợp với các món ăn đặc trưng của từng vùng miền. Nếu món ăn đó không có nước chấm đó phù hợp thì món ăn trở nên nhạt nhẽo, mất đi hương vị và nhiều khi còn không muốn ăn.

Quả thật, với sự đa dạng các loại nước mắm đã thể hiện niềm tự hào trong ẩm thực Việt, không phải quốc gia nào có cá và muối biển đều có thể làm được. Nước mắm thân thuộc với người Việt, nó đã làm cho những người Việt xa xứ luôn nhớ đến quê hương, và làm cho những ai đã quen, thì sẽ không bao giờ quên được hương vị độc đáo ấy!


Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Các món nem thính quanh Hà Nội bạn đã từng thưởng thức chưa?

Nem thính là món ăn rất quen thuộc đối với hầu hết mọi người. Có rất nhiều món nem có thành phần là thính gạo. Hãy cùng chúng tôi điểm danh các món nem thính quanh Hà Nội nhé.

Các món nem thính quanh Hà Nội


1. Nem tai bà Hồng - Phố Hàng Thùng

Tại đất Thủ đô, nếu nói đến nem thính thì trước tiên phải kể đến món nem tai trứ danh của người Hà Thành. Nem tai đơn giản chỉ là tai lợn làm sạch, hấp lên thái mỏng, trộn với thính, ăn chung với bánh tráng, lá sung, sung muối, rau sống, chấm với nước mắm ngọt, vậy là đã có một món cuốn vừa giòn giòn vị tai lợn, vừa thơm bùi lại đậm đà vị thính, vừa mát nhờ các loại rau và cái ngòn ngọt nước chấm. Nếu nói về bí quyết thì để có món nem tai "chuẩn" cần cả 3 yếu tố: tai lợn ngon, hấp vừa tới, thính (gạo rang) phải thơm, nước chấm phải vừa miệng.


Nem Phùng

Gọi là nem Phùng vì đây là đặc sản của thị trấn Phùng, Đan Phượng Hà Tây, do một gia tộc họ Bùi có trên 3 đời làm nem. Nhiều người nhận xét: "Nem Phùng thì khác gì nem chạo? Cũng là bì lợn trộn thính thôi, khác hơn là có thêm ít thịt, ăn thêm với vài cái lá sung rồi chấm tương ớt!". Song cũng có người bảo, nếu tinh mồm thì sẽ thấy thực chất nem Phùng thơm và bùi hơn nhiều. Mỗi người một quan điểm, nhưng chỉ biết rằng nem chạo chợ nào cũng bày bán nhan nhản, còn treo biển nem Phùng ở Hà Nội thì đếm trên đầu ngón tay.

3. Nem nắm Giao Thủy phố Phạm Hồng Thái

Những ai quê Nam Định chắc đã quá quen thuộc với món ăn này nhưng với dân Hà Thành thì cái tên nem Giao Thủy còn khá lạ lẫm. Tuy nhiên, nem Giao Thủy không quá vượt trội so với các món nem thính khác. Cũng chế biến từ bì lợn luộc thái chỉ, thịt lợn ba chỉ thái nhỏ trộn với thính, điểm khác biệt lớn nhất là thịt lợn chỉ được luộc chín tái lòng đào thôi và khi bóp thì cho thêm tỏi, chút nước mắm rồi nắm chặt thành từng nắm nhỏ nhỏ xinh xinh. Món ăn cũng dậy mùi thơm của thịt, của thính, ăn béo vừa phải, không bị ngấy. Khi ăn, bạn làm tơi nem, rồi cho nem, đinh lăng vào lá sung, cuốn lại, chấm nước mắm chua cay.

4. Nem dê trộn thính chợ Khương Thượng

Nếu so sánh thì nem dê trộn thính có vẻ lạ tai và đặc biệt nhất. Chưa trở thành một thương hiệu nhưng món ăn này chắc chắn cũng khiến nhiều người thích thú.
Chỉ nghe qua công đoạn chế biến nem dê trộn thính thôi thì bạn đã có cảm hứng ăn uống ngay: thịt dê phải chọn phần nạc vai, chần tái qua, sau đó thái hạt lựu, ủ chung với lá đinh lăng, lá ổi, lá sung, gia vị cho tới khi lên men. Công đoạn cuối cùng là trộn thịt dê với thính, bì lợn luộc thái nhỏ, vừng, giềng, đinh lăng, lá ổi. Món này phải tốn nhiều loại gia giảm, bởi vậy rất dậy mùi lắm, vị của nó cũng không chỉ là cái đậm đà của thính mà còn có cái chua chua ngọt ngọt của thịt dê lên men. Khi ăn, cuốn thêm với lá sung và đinh lăng, chấm ngập nước mắm bảo đảm chẳng thua kém bất kì món nem thính nào.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Cách làm món nem rán tôm thịt giòn rụm cho mùa đông thêm ngon miệng

Mùa đông Hà Nội làm bạn cảm thấy ăn ngon miệng hơn rất nhiều. Đôi lúc rảnh rỗi bạn có thể cùng mọi người trong gia đình làm món nem rán tôm thịt cho bữa cơm buổi tối quây quần thì thật ngon biết bao. Bạn có muốn học cách tự chế biến?

Xem thêm : cách chế biến món ăn

Cách làm món nem rán tôm thịt

Nem rán tôm thịt vàng giòn

Nguyên liệu cho món nem rán tôm thịt gồm

- 200gram thịt lợn(thịt nên có một chút mỡ để nem được ngon hơn)

- 200gram tôm

- 2 quả trứng

- 3 cái nấm đông cô tươi

- Các loại gia vị bao gồm: 1 muỗng cà phê muối, một ít hạt tiêu xay, 1 muỗng canh rượu trắng và 20gram hành, gừng thái nhỏ.

- Bánh đa nem: nên chọn loại vỏ dày hoặc vỏ há cảo

Cách làm:

Bước 1: Cách làm nem rán ngon thì đầu tiên bạn phải chọn những con tôm tươi  được rửa sạch sau đó bóc vỏ, bạn chừa lại phần đuôi và dùng dao xẻ lưng, rút chỉ đen ra để tôm không bị uốn cong khi chiên. Sau đó bạn dùng khăn giấy thấm khô mình tôm rồi đem ướp với một chút muối, rượu trắng khoảng  5 – 7 phút cho bớt mùi tanh của tôm.

Bước 2: Thịt lợn bạn rửa sạch và băm nhỏ, sau đó cho vào một cái bát trộn đều với hành tây, gừng tươi và nấm đông cô xắt nhỏ . Nêm thêm 2 muỗng canh xì dầu, ít hạt nêm và một thìa cà phê rượu trắng, một chút xíu tiêu, cuối dùng là dầu vừng và 2 quả trứng. Dùng đũa khuấy đều cho hỗn hợp quyện vào nhau rồi  để chừng 10 – 15 phút cho ngấm gia vị.

Bước 3: Bạn trải bánh đa nem ra mặt thớt và dùng muôi múc vào một muỗng hỗn hợp đã trộn ở trên. Dàn đều thành khối dài hình chữ nhật theo đường chéo của bánh đa nem,  và đặt một con tôm vào chính giữa rồi cuốn kín lại. Lưu ý, không nên cuốn quá chặt tay để tránh làm cho nem bị vỡ khi chiên.

Bước 4:  Bắc một cái chảo vũng đế dày lên bếp, sau đó làm nóng chảo với lượng dầu vừa đủ rồi cuốn nem. Chờ thấy dầu hơi sủi bọt thì bạn lần lượt thả nem vào chiên trên lửa vừa. Khi lớp vỏ nem chuyển màu vàng nâu thì bạn gắp nem ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.

Khi ăn nem  bạn bày nem ra đĩa, nên cắt lát xéo để lộ nhân tôm thịt bắt mắt bên trong. 

Nem rán có màu vàng đều hấp dẫn còn lớp vỏ nem giòn rụm bọc lấy nhân tôm thịt đậm đà gia vị bên trong.

Đọc thêm : Nem Phùng Hà Nội

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Phở Hà Nội - Nét văn hóa của người dân Hà Thành

Phở là một món ngon có tiếng ở Hà Nội. Các Quán Phở Ngon Hà Nội thì có khá nhiều, nằm rải rác ở khắp các quận Nội Thành. Ở mỗi một vùng miền, phở lại mang những màu sắc và hương vị đặc trưng. Nhưng có lẽ, chỉ phở Hà Nội mới mang đến cho thực khách những cảm nhận tinh tế nhất khi thưởng thức.

Phở Hà Nội

Phở Hà Nội

Tập ký "36 phố phường" của nhà văn Thạch Lam khen cái ngon của một hàng phở gánh đỗ cạnh cây hương trong sân nhà thương Phủ Doãn, bát phở rỏ mấy giọt cà cuống. Cả thành phố chỉ có một hàng phở cà cuống ấy. Nguyễn Tuân thường cười: "Cái nước chè tươi nóng bỏng môi, cái bánh đậu xanh ngọt xít cổ, lại đến phở cà cuống, cái sự thích của anh nghiện vừa buông dộc tẩu xuống, kể cũng đáng viết cho ra nhẽ". Đã từ lâu lắm rồi phở đã trở thành một thứ đại diện bản sắc dân tộc, đặc thù món ăn của người Hà Thành nói riêng và người Việt nói chung.

Không biết phở có tự bao giờ, chỉ biết phở luôn luôn chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt trong lòng mỗi người dân Hà Nội. Đối với họ, phở như một món quà vô giá và là một trong những bữa ăn hàng ngày, có thể dùng sáng, trưa hay tối… Nước dùng phở của Hà Nội được hầm kĩ càng từ xương ống bò. Ngày trước, để nấu được nồi nước dùng ưng ý, người ta sử dụng những chiếc bếp than tổ ong, rất lâu mà hiệu quả thấp, bây giờ công việc này diễn ra dễ dàng hơn nhiều nhờ những chiếc nồi nấu phở hiện đại.

Người Hà Thành vốn nổi tiếng về sành ăn và thanh lịch cả trong giao tiếp lẫn trong ăn uống. Vẻ đẹp nhẹ nhàng, cầu kỳ, trọng chất chứ không trọng số đã trở thành đặc trưng cho nghệ thuật ẩm thực Hà Thành. Người Hà Thành rất biết chọn nơi, chọn cửa hàng để thưởng thức món ăn, và khi đã hợp khẩu vị thì lại rất chung thuỷ với món ăn nơi đó.



Thường là khi đi ăn, người ta ngồi vào bàn rồi mới gọi món và đợi phục vụ mang đến tận nơi. Tuy nhiên vẫn còn một quán mà có lẽ là duy nhất ở Hà Nội với phong cách phục vụ khác biệt là để khách hàng tự phục vụ. Khách muốn ăn phở ở đây phải trả tiền trước, xếp hàng và tự tay bê bát phở của mình rồi loay hoay tìm chỗ ngồi, có khi cầm bát phở mãi mà không có chỗ ngồi để thưởng thức, vậy mà hàng phở đó luôn đắt hàng.

Không phải vì cái việc xếp hàng khiến đông khách mà thực chất là ở chất lượng phở. Vì vậy dù đông và đợi lâu đến mấy người ta cũng vẫn đến ăn vào mỗi buổi sáng. Có nhiều thực khách ở cách xa cả chục ki-lô-mét vẫn có mặt ở đây vào mỗi buổi sáng. Đó là hàng phở ở 49 phố Bát Đàn, Hà Nội, hay còn gọi theo tên mà thực khách đặt cho đã gắn liền với nó mấy chục năm nay là phở “xếp hàng”.

Đọc thêm : nem Phùng - đặc sản Hà Nội

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Cách làm món cá kho thịt thơm béo mà không mất nhiều công chế biến

Nếu bạn chưa biết cách kho cá với thịt thế nào cho ngon thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn học được cách nấu món ăn này dễ dàng nhanh chóng mà lại rất thơm ngon, bạn có muốn biết?

Cách làm món cá kho thịt

Món cá kho thịt


Nguyên liệu cần thiết cho món cá kho thịt cần:

– Cá: 1 con cá trắm đen, hoặc cá trôi, cá mè (bạn thích ăn cá gì thì mua loại cá đó nhé)
– 500 g thịt ba chỉ
– 1 củ riềng
– Nước mắm, đường, hạt tiêu

Cách làm món cá kho thịt ba chỉ: 
Bước 1: Làm sạch cá và thịt ba chỉ. Cá thì cắt khúc vừa ăn còn thịt ba chỉ thái miếng to dày như vậy giúp cho miếng thịt ko bị nát Còn riềng thì thái miếng mỏng 
Bước 2:  Ướp cá và thịt. Cho thịt và cá vào nồi, đổ 1/2 bát nước mắm và chút hạt tiêu vào nồi rồi đảo đều cho cả cá và thịt đều ngấm nước mắm. Ướp cá và thịt khoảng 15 phút. 
Bước 3: Cho vào nồi: Lót xả và lá chè dưới đáy nồi. Sau đó cho cá vào rồi cho thịt lên trên 
Bước 4. Cho lên bếp rồi đun với lửa to 
Bước 5: Thắng nước hàng rồi đổ vào nồi kho cá. Cách thắng nước hàng: đun nóng chảo, cho 2 thìa đường to vào chảo rồi quấy nhẹ nhàng, đều tay. Khi đường chuyển sang màu cánh gián thì đổ 1 chút nước vào quấy đều cho đường tan vào nước. 
Bước 6: Chú ý khi nước trong nồi gần cạn thì tắt bếp để nguyên nồi cá chờ cho nguội. Sau khi nguội hẳn đặt nồi cá lên đun tiếp với lửa nhỏ. 

Chỉ với 6 bước đơn giản bên trên bạn đã có món cá kho thịt rất hấp dẫn phục vụ cả nhà rồi đó. Hãy thực hiện ngay tối nay để gia đình có món cá kho ngon thay đổi bữa nhé.


Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Hướng dẫn bạn làm món kim chi theo đúng hương vị Hàn Quốc

Kim Chi là món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc rất dễ làm nhưng không phải ai cũng biết cách làm. Bài viết này ẩm thực Xanh Việt muốn giới thiệu cho bạn cách làm món Kim Chi theo kiểu người Việt rất nhanh chóng và giòn ngon mà vẫn giữ được hương vị của món ăn Hàn Quốc. Hãy cùng bắt tay vào thực hiện nào.

Kim Chi Hàn Quốc

Hướng dẫn bạn làm món kim chi theo đúng hương vị Hàn Quốc

Kim chi là món ăn đặc trưng của người Hàn Quốc, tuy nhiên cùng với sự giao lưu và hội nhập của các nền văn hóa trên thế giới, dần dần món ăn này đã được “Việt hóa” và làm hấp dẫn khẩu vị người Việt Nam. Đây là món ăn phụ dùng để ăn kèm với một số món ăn chính nhằm tăng thêm hương vị và kích thích tính ngon miệng của bữa ăn.

Nguyên Liệu làm món kim chi Hàn Quốc

Cải thảo to ( 1 – 2 cây)

2 bát củ cải

1 chén tỏi

1 củ hành tây

5 cây hành xanh

2 quả ớt cay

Sơ chế

Cải thảo bỏ bớt lá ngoài bị giập, thâm.
Bổ cây cải thảo làm tư theo chiều dọc thành 4 phần bằng nhau, bổ đôi thôi cũng được nhưng cắt làm tư thế này sẽ dễ cho vào lọ bảo quản và khi ăn cũng thuận tiện hơn. Đem rửa cho sạch.

Lấy 1 cái âu to hoặc chậu sạch cho 10 chén nước ấm và ½ chén muối tinh vào, hòa tan.
 

2/3 chén muối nữa bạn dùng tay xát vào từng lớp lá cải từ trong ra ngoài, phần bên trong lõi dày thì bạn bôi nhiều muối hơn. Đây là bước rất quan trọng khi muối kim chi. Lượng muối vừa đủ và thời gian để ngấm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm cuối cùng.

Ngâm cải thảo vào chậu nước muối ấm, ấn cho nước ngập cải. Bạn có thể dùng vật nặng đè lên, ở đây tôi lấy một cái nồi đổ đầy nước rồi để lên trên, cải sẽ hoàn toàn chìm trong nước muối. Ngâm cải như vậy từ 4 – 5 giờ, đến khi lá cải thảo ngấm muối và trở nên hơi mềm là được.

Sau khi ngâm, vớt cải thảo ra, rửa lại bằng nước lã, nếu muốn bạn có thể vắt nhẹ.

Lấy 1 âu nhỏ, cho 3 thìa bột gạo nếp và 3 thìa nước quấy đều.

Cho hỗn hợp bột vào nồi, thêm 2 chén nước, để lửa trung bình, đun sôi. Vừa đun vừa quấy đều tay để bột không bị vón và cháy đáy nồi. Phần quấy bột này mất khoảng 6 – 9 phút.
  
Hành tây thái lát ngang

Củ cải trắng gọt vỏ, thái chỉ thành sợi dài độ 5 cm

5 cây hành xanh cắt khúc độ dài như củ cải
 
Hẹ cũng cắt khúc tương tự
 
Thái lát ớt cay
 
Xay nhuyễn ½ quả táo và ¼ củ hành tây 

Lấy một cái âu, cho phần bột vừa quấy vào, thêm 1 ½ chén ớt bột và 2 chén củ cải thái chỉ. Trộn đều lên.

Sau đó cho phần nguyên liệu còn lại: hành tây thái lát, ớt cay, hẹ, hành xanh, hỗn hợp táo+hành xay nhuyễn, 2 thìa đường, 1/3 chén nước mắm, 3 thìa tỏi băm, ½ thìa gừng băm và 2 thìa vừng rang. Trộn thật đều tay. Nếm thử nếu thấy nhạt có thể thêm muối.

Đeo găng tay nilon và dùng tay phết hỗn hợp ướp lên từng lá cải thảo sao cho tất cả bề mặt lá được bao phủ bởi sốt.

Trộn đều cải thảo và cà rốt cùng với hỗn hợp gia vị trộn kim chi đã chuẩn bị sẵn ở trên. Xếp vào hộp nhựa, đậy kín, cho vào tủ lạnh dùng dần.

Với món kim chi này chỉ cần sau 1 ngày là bạn có thể đưa ra dùng rồi đấy. 



Yêu cầu món ăn và cách ăn

Kim chi làm xong có vị vừa ăn, có vị chua nhẹ, vị thơm nồng của tỏi, vị cay của gừng và ớt, rất hấp dẫn.

Cải thảo và cà rốt ngấm gia vị, giòn ngon.

Khi ăn bạn lấy kim chi ra, cắt cải thảo ra thành miếng vừa ăn, trộn đều lên lại với gia vị là có thể thưởng thức rồi đấy.

Đọc thêm : cách làm món nem Phùng sạch.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Đặc sản ẩm thực miền Bắc

3 Miền nước ta đều có nền ẩm thực rất phong phú. Bài viết này chúng tôi muốn tìm hiểu kỹ hơn về đặc sản ẩm thực miền Bắc để bạn đọc có thể hiểu chi tiết hơn về vùng đất Lân - Long Quy Phụng này.

Nem Nắm - Nam Định

Đặc sản ẩm thực miền Bắc

Bắc bộ là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến cái mặc đều được sàng lọc và trở thành chuẩn mực, không dễ gì thay đổi. Người miền Bắc chọn món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ. Các món đặc trưng của người miền Bắc: phở Hà Nội, bún thang Hà Nội, bún chả Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, thịt đông, xôi cốm vòng, chả giò, miến xào cua bể..

Món ăn miền Bắc không chỉ chú trọng vào những món trong ngày lễ Tết, một đặc trưng nữa rất Bắc bộ chính là những món quà bánh. Đây không phải là những món ăn để no những nó lại đem lại cho người ta nhiều háo hức, đặc biệt, nó lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ của mỗi người dân xứ Bắc. Các món đặc trưng: các loại mứt làm từ sấu, bánh cốm…

Qua từng địa danh bạn sẽ biết nhiều hơn về những đặc sản đặc trưng từng vùng miền. Nếu Bắc Ninh có bánh Phu Thê thì Hải Dương có bánh đậu xanh, Hưng Yên có nhãn lồng, Nam Định có nem Nắm...

Những món ăn này có tính đặc trưng riêng không phải nơi nào cũng có thể làm được nên người ta mới có thể thưởng thức đúng hương vị của món ăn ở nơi cội nguồn của nó.

Khi nhắc đến món ăn nào người ta nhớ ngay đến địa danh gắn liền với món ăn đó. Không phải tự nhiên mà nó được gọi là đặc sản đâu nhé mà nó cần trải qua một thời gian dài được cha ông ta chắt lọc gìn giữ công thức chế biến và được thực khách công nhận mới khiến nó nổi tiếng như vậy.

Đọc thêm : nem Phùng Hà Nội

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Văn hóa ẩm thực 3 miền Việt Nam

Dù cùng nằm trên một dải đất hình chữ S, nhưng ẩm thực ba miền Bắc – Trung – Nam lại mang một hương vị đặc trưng với phong cách ẩm thực riêng nhưng có điểm chung là cực kì hấp dẫn thực khách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa ẩm thực 3 miền Việt Nam.

Văn hóa ẩm thực 3 miền Việt Nam

Miền Bắc

Văn hóa ẩm thực miền bắc với món cốm đặc trưng

Bắc bộ là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến cái mặc đều được sàng lọc và trở thành chuẩn mực, không dễ gì thay đổi. Người miền Bắc chọn món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ. Các món đặc trưng của người miền Bắc: phở Hà Nội, bún thang Hà Nội, bún chả Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, thịt đông, xôi cốm vòng, chả giò, miến xào cua bể...
Món ăn miền Bắc không chỉ chú trọng vào những món trong ngày lễ Tết, một đặc trưng nữa rất Bắc bộ chính là những món quà bánh. Đây không phải là những món ăn để no những nó lại đem lại cho người ta nhiều háo hức, đặc biệt, nó lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ của mỗi người dân xứ Bắc. Các món đặc trưng: các loại mứt làm từ sấu, bánh cốm… 

Miền Trung

Bánh Huế - văn hóa ẩm thực miền Trung

Người miền Trung sử dụng vị cay nhiều, nó tạo nên từ vùng đất nắng gió và của những con người giàu nghị lực.

Đặc biệt là món Huế được xem là đại diện tiêu biểu, từ món ăn dành cho người bình dân hay vua chúa vốn đã tạo nên tên tuổi nhất định với các món dân dã như: mắm cà, mắm tôm,…

Hay các món đặc trưng của người miền Trung như: bún bò Huế, bánh bèo, bánh xèo, bánh đập, chả ram, bún cá, bánh tráng thịt luộc…

Ẩm thực miền Trung tuy cũng nổi tiếng với các loại bánh nhưng chúng được chế biến cầu kỳ hơn khá nhiều so với ẩm thực miền Bắc. Đó là chưa kể đến sự đa dạng từ cách chế biến cho đến biến tấu nhiều loại khác nhau, cộng với cách thưởng thức các món ăn kèm theo dễ dàng thay đổi khiến cho chúng có thể dễ dàng hòa nhập khi “bước sang” vùng đất mới.

Mảnh đất Miền Trung vốn cằn cỗi là thế và cũng không được thiên nhiên ưu ái như các vùng đất khác. Chính vì vậy, con người nơi đây luôn biết trân trọng và biến những sản vật tuyệt vời đó thành những món ăn mang những hương vị rất riêng, mà ai đã một lần thưởng thức nó sẽ không thể nào quên.

Miền Nam

Hải sản Phú Quốc - văn hóa ẩm thực 3 miền

Bên cạnh sự phát triển từ văn hoá ẩm thực miền Bắc và Trung, ẩm thực miền Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hoá Khmer, do miền Nam có một cộng đồng Khmer sinh sống lâu đời. Sự giao thoa văn hoá ấy không chỉ thể hiện ở các món ăn như canh chua, cá kho, bún nước lèo. Tuy nhiên, với tính chất thoải mái, lại thêm điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nên các món ăn này được người Việt miền Nam cải biến, trở nên hấp dẫn và phong phú hơn. Ví dụ, món canh chua của người Khmer khá đơn giản, thì món canh chua của người Việt miền Nam sử dụng nhiều loại rau đậu như đậu bắp, bạc hà, giá, thơm, cà chua, bông súng, bông so đũa,… nấu với các loại thịt cá, hải sản khác nhau. Cũng từ món bún mắm prahóc của người Khmer, người dân miền Nam đã sáng tạo ra món lẩu mắm, dùng mắm cá sặc, cá linh để nấu, lọc lấy nước, nấu với thịt, cá, tôm, mực, cà tìm, ăn kèm với bún và các loại rau.

Do có lượng thuỷ hải sản nhiều và phong phú và sự tiếp biến món mắm prahóc, món khô của người Khmer, ẩm thực miền Nam rất đa dạng phong phú về các loại mắm như mắm thái Châu Đốc, mắm ruột cá Đồng Tháp, mắm tôm chà Gò Công, mắm ruốc Kiên Giang; các loại khô như khô cá lóc, cá bống, cá kèo, cá khoai, cá đuối, tôm khô,…

Phong cách ẩm thực của miền Nam không chỉ chứa đựng sự dung hoà các nét văn hoá của miền Bắc, miền Trung và các miền văn hoá ngoại nhập, mà vẫn có nhửng sắc thái riêng rõ rệt. Nó thật sự trở thành văn hoá ẩm thục riêng của miền Nam, góp phần làm giàu thêm sắc thái đa dạng của ẩm thực Việt Nam.

=>> Nem Phùng sạch : đặc sản vùng ven đô Hà Thành

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Các món ăn khiến Tây không thể bỏ qua khi đến với Việt Nam

Nền ẩm thực nó luôn gắn liền với nền văn hóa của một nước. Khi khách Tây đến Việt Nam họ cũng rất muốn thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây. Dưới đây là một số món ăn khiến Tây không thể bỏ qua khi đến với Việt Nam

Các món ăn khiến Tây không thể bỏ qua khi đến với Việt Nam

1. Phở


 
Danh sách ẩm thực Việt Nam sẽ thiếu xót rất lớn nếu thiếu đi món phở. Phở xuất hiện ở mọi nơi, mọi ngóc ngách tại Việt Nam, từ vỉa hè cho đến nhà hàng sang trọng. Du khách nước ngoài không khỏi xuýt xoa khi được thưởng thức bát phở nghi ngút khói với nước dùng thơm ngọt được ninh kỹ với xương lợn hoặc bò.

2. Chả cá


Đến du lịch Hà Nội, không chỉ có du khách nước ngoài mà cả các khách thập phương cũng tìm đến các nhà hàng nổi tiếng để được thưởng thức món này. Thậm chí, con phố Hàng Sơn trước đây đã được đổi tên thành phố Chả Cá vì đặc sản của đất Hà Thành – Chả cá Lã Vọng. Các khúc cá được thái ra vừa ăn, tẩm ướp, nướng trước trên than, rồi sau đó người ăn sẽ rán lại trên chảo với thìa là, ăn cùng bún và mắm tôm.

3. Bánh xèo



Món bánh xèo hấp dẫn người ăn bởi lớp vỏ ngoài rán giòn, bên trong có thịt lợn, tôm và giá đậu. Bánh được cắt thành những miếng vừa ăn, sau đó tùy từng địa phương sẽ có cách ăn khác nhau, nơi thì cuộn trong bánh tráng, chỗ thì ăn cùng lá rau diếp chấm nước chấm.

4. Cao lầu

Đây là một món mỳ đặc trưng của đất Hội An gồm thịt heo rán, nước dùng và ăn cùng rau sống.

5. Bánh mì



Món bánh mì của Việt Nam đã tạo nên một cơn sốt ẩm thực trên toàn thế giới. Chiếc bánh mì nóng giòn, đầy ắp với nhiều rau xanh nộm, pate béo ngậy và các loại thịt có thể thoả mãn bất cứ thực khách nào, cho dù là người khó tính nhất.

6. Mì Quảng

Nhắc đến đặc sản miền Trung, đương nhiên không thể bỏ qua mì Quảng - món ăn dân dã quen thuộc với mỗi người, mỗi nhà trên mảnh đất Quảng Nam nắng gió. Thành phần làm nên tô mì Quảng gồm có sợi mì gạo và một trong số các loại nhân như thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, một số nơi còn có thêm trứng. Cũng như những món ăn miền Trung khác, mì Quảng được ăn với rất nhiều rau sống, trong đó đặc trưng nhất là rau cải mầm và rau bạc hà. Nước dùng của mì Quảng không nhiều nhưng có vị cay rất đặc trưng.

7. Bún đậu mắm tôm

Món này đơn giản chỉ là đậu phụ và bún được ăn với mắm tôm - loại mắm đặc biệt của Việt Nam. Chanh, đường, ớt, giấm sẽ được pha thêm vào mắm tôm để vừa miệng.

8. Bánh cuốn

Bánh cuốn nóng là món ăn vô cùng tinh tế. Vị thanh, rất dễ ăn và ăn rất vào. Chỉ có điều với những du khách chưa quen dùng đũa thì món này quả là chơi khó vì bánh cuốn khi chấm vào nước khá trơn.

9. Gà tần

Ngoài hương vị thơm ngon, món gà tần còn có giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Miếng gà được ninh nhừ trong các loại thảo mộc và nêm nếm gia vị vừa miệng.

10. Lẩu



Lẩu thể hiện tinh thần cộng đồng của người Việt khi tất cả cùng ăn chung một nồi.

Đọc thêm : đặc sản nem Phùng sạch

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Bạn có phải là người hay ăn chay, bạn có biết ý nghĩa của việc ăn chay?

 Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp các quán, nhà hàng chay có mặt ở khắp nơi từ những phố đông người đến những con hẻm nhỏ để phục vụ cho nhu cầu ăn chay ngày càng đông đúc của mọi người. Có thể nói bất cứ ai trong chúng ta ít nhất trong đời đều có đôi lần ăn chay vì một duyên do nào đó chứ không hẳn là theo tôn giáo hay đạo Phật. Bạn đã biết ý nghĩa của việc ăn chay này không?

Bạn có biết ý nghĩa của việc ăn chay?

Ý nghĩa của việc ăn chay

Vào những ngày chay lạc nhất một ngày như Rằm và mùng 1 âm lịch hàng tháng người ta ăn chay rất đông, điều này có thể kiểm chứng ở các quán chay khi mọi người phải xếp hàng chờ mua. Vì sao ngày càng có nhiều người ăn chay như vậy? Câu hỏi này có thể trả lời một cách tóm tắt ở hai nguyên nhân được cho phổ biến nhất là do tôn giáo, nhất là Phật giáo phát triển mạnh mà tinh thần từ bi của nhà Phật là chay tịnh; kế đến là nhiều người ăn chay vì lý do trị bệnh, giữ gìn sức khỏe… Nói chung xuất phát từ nhiều lý do để người ta ăn chay ngày càng nhiều, xong không phải ai cũng có thể hiểu hết được ý nghĩa của việc ăn chay là gì? 

Có một số người cho rằng : "ăn chay là không ăn mặn, ăn mặn được đọc trại từ chữ ăn mạng (tức mạng chúng sinh ).Là người phật tử tại gia chúng ta tạm hiểu rằng ăn chay tức là chúng ta đc quyền ăn tất cả những thứ mà nguyên liệu tạo nên những thức ăn đó không trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho một chúng sinh có thức tính( có sự sống và có cảm nhận sự quằn quại đau đớn, có tình cảm ) mà ta nhìn thấy được phải mất mạng hoặc đau đớn tột cùng .Ăn chay nhằm thể hiện lòng từ bi không gieo oán thù nợ máu với chúng sinh , làm thân tâm điềm đạm dễ tu hành .Theo quan niệm nhà phật thì biết đâu trong những chúng sinh mà ta giết hại có ông bà cha mẹ , anh em chúng ta vì tội lỗi mà phải chjiu đọa đài đầu thai thành loài súc sinh theo định luật nhân quả luân hồi . trình tự sắp xếp sự có thức tính của sinh vật : đất đá-thảo mọc-tom cá -gà vịt -thú có vú-khỉ vượn đặc biệt là loài chó nó luôn thể hiện sự trung thành .Loài có có thể xem là người thân gần đây nhất vì nợ ta một món nợ nào đó mà phải đầu thai lên trả nợ nên tuyệt đối trung thành"

Rau quả là thực phẩm giúp cho người ăn chay khỏe mạnh

Đó cũng là một quan điểm, một quan điểm khác của các nhà khoa học : " Theo quan điểm tiến bộ của khoa học hiện đại nghiên cứu và thí nghiệm thì, con người sinh ra là để ăn rau, củ, quả chứ không phải để ăn thịt, tức ăn chay thay vì ăn mặn. Thứ nhất, hai hàm răng của con người được cấu trúc một cách đặc biệt, lại có răng hàm cùng xương quai hàm để nghiền và nhai thức ăn giống loài động vật ăn rau quả, không ăn thịt sống. Trong khi đó, loài động vật ăn thịt sống có răng cửa và bộ răng nanh bén nhọn để xé thịt. Thứ hai, đối với loài người và những động vật ăn rau, củ, quả thì hệ tiêu hóa dài gấp 12 lần chiều dài của thân thể nên chúng ta cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và bài tiết. Ngược lại đối với loài ăn thịt như hổ có hai phần ruột, phần ruột non thì rất ngắn và phần ruột già thì rất thẳng và mịn.

Vì thế, mỗi lần con người chúng ta ăn chay thì cảm thấy nhẹ nhàng và ngược lại, nếu ăn mặn thì cảm thấy nặng nề, khó chịu và buồn ngủ. Bởi vì, lúc đó thận phải làm việc nhiều để thanh lọc những độc tố từ thịt đưa ra khỏi máu và đào thải ra ngoài bằng đường bài tiết. Đối với những người trẻ tuổi, thận còn khỏe mạnh thì chưa ảnh hưởng gì nhiều; còn với những người lớn tuổi, thận càng ngày càng yếu thì quá trình đó sẽ diễn ra khó khăn hơn. Đôi khi thận không thể loại hết những cặn bã độc tố, làm cho máu dơ, từ đó dễ sinh bệnh. Hơn nữa thịt không có chất để tạo ra tế bào, táo bón là điều rất dễ xảy ra. Chúng ta cũng biết rằng, táo bón có thể gây ra ung thư ruột, bệnh trĩ… Ăn nhiều chất mỡ động vật thì sẽ dễ bị bệnh sưng gan hay sưng lá lách và làm giảm sự sinh trưởng tế bào. Chất Cholesterol và chất mỡ của động vật là gây ra bệnh tim và là một trong mười lý do làm chết người nhiều nhất ở Đài Loan."

Dù bạn là người theo quan điểm nào thì việc ăn chay vẫn rất có lợi cho sức khỏe. Nếu bạn không thể ăn thường xuyên thì có thể ăn một vài bữa trong tuần bạn nhé.

Đọc thêm : Tìm hiểu về nem Phùng sạch Xanh Việt

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Ẩm thực Thái Lan - một nền văn hóa đậm chất ẩm thực đường phố

Ẩm thực Thái Lan được nhiều du khách đặt biệt danh là ẩm thực đường phố bởi đến Thái Lan bạn không thưởng thức những món ăn bán ngoài đường phố thì coi như bạn chưa đến đây.

Ẩm thực Thái Lan - một nền văn hóa đậm chất ẩm thực đường phố



Đến Thái Lan bạn không thể bỏ qua hương vị hấp dẫn của những món ăn truyền thống đường phố, dưới tài chế biến của các đầu bếp nghiệp dư có tay nghề. Bạn ắt hẳn sẽ xuýt xoa với vị cay nồng của cà ri thịt, các món nướng, lẩu tôm chua hay vị ngọt thơm lẩu hải sản, cua biển tiêu đen Thái…

Ẩm thực Thái Lan nổi bật với những món ăn độc đáo kết hợp giữa vị chua, ngọt, đặc biệt là vị cay nhưng vẫn giữ được hương thơm đặc trưng của món ăn. Một trong những nét đặc sắc của ẩm thực Thái là cách sử dụng các loại rau thơm có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Độc đáo hơn nữa, món Thái chứa hàm lượng chất béo thấp và nguyên liệu tươi ngon nên luôn mang lại cảm giác ngon miệng khi thưởng thức.

Ngày nay, nền ẩm thực của Thái Lan đã có một chỗ đứng khá vững chắc trên thế giới. Nó có cái mộc mạc nhưng mạnh mẽ trong hương vị của người phương Đông, đủ để làm tò mó bất kỳ vị khách xứ Tây nào, nhưng khi thưởng thức, mỗi người đều có thể tìm thấy trong món ăn một sự quen thuộc phảng phất. 

Có thể nói, hàng quán vỉa hè đã góp phần tạo nên sắc thái cho Bangkok. Nhiều du khách đến đây đã lựa chọn các quán hàng rong, các chợ ẩm thực để thưởng thức được những món ăn đặc trưng của Thái Lan với giá khá mềm từ 5-50 Bath (1 bạt = 700 VNĐ). Những khu chợ ẩm thực cũng khá phổ biến tại BangKok với nhiều hàng quán gần như mở cửa tới 2-3 giờ sáng nên việc tìm kiếm đồ ăn luôn vô cùng dễ dàng với du khách. Những địa điểm ẩm thực đường phố nổi tiếng ở Bangkok có khu vực đường Silom, Soi Rambuttri, Banglamphu, Soi 38 Sukumvhit hay khu phố Tàu. Du khách đến đây cũng không phải quá lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm, bởi phần đông những người bán hàng đường phố ở Thái Lan đều có đăng ký với chính quyền địa phương, dù cũng không ít người tìm cách lách luật.



Bangkok có rất nhiều xe bán hoa quả, đủ các loại hoa quả theo mùa, chủ yếu là ổi, dứa, dưa hấu, cam, bưởi… được gọt sẵn, bọc vào khay hoặc buộc trong túi ni long và ướp lạnh, rất tiện cho khách du lịch mua và mang theo. Giá cho một túi hoa quả như vậy khoảng 20-30 baht tùy loại.

Thay vì vào những nhà hàng sang trọng đắt tiền để ăn những món ăn đặc trưng của Thái, du khách chỉ cần ghé qua những tiệm nhỏ trên vỉa hè cũng có thể được thưởng thức chúng với giá rẻ mà rất ngon.

Đọc thêm : nem phùng sạch Xanh Việt

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Khám phá ẩm thực nước Ý mộng mơ

Ý là một nước nổi tiếng với những món ăn ngon như bánh pizza Ý trứ danh cùng món mì Ý thơm ngon nổi tiếng. Thực chất, đằng sau hai món ăn này, ẩm thực Ý là một quyển sách khá dày mà người đọc có thể đọc miệt mài và đọc mãi.

Khám phá ẩm thực nước Ý mộng mơ



Đặc trưng đầu tiên của ẩm thực Ý chính là sự đa dạng và phong phú, thể hiện không chỉ qua số lượng món ăn, mà ngay cả công thức nấu một món ăn nào đó. Cùng một món ăn, ví dụ như pasta chẳng hạn, mỗi vùng miền khác nhau lại có một công thức với các nguyên liệu khác nhau, khiến cho món mỳ Ý ở mỗi địa phương lại hoàn toàn khác nhau với hương vị đặc trưng cho vùng đó. Thậm chí không chỉ đa dạng theo từng vùng, mà trong một vùng cũng có nhiều biến thể cho một món ăn nào đó, ví như 2 nhà hàng cách nhau có vài dặm, mà thực khách đã có thể thưởng thức 2 đĩa maccheroni (mì ý sợi ống nhỏ) với sốt cá mòi với hương vị hoàn toàn khác nhau rồi.

Đặc trưng đầu tiên của ẩm thực Ý chính là sự đa dạng và phong phú, thể hiện không chỉ qua số lượng món ăn, mà ngay cả công thức nấu một món ăn nào đó. Cùng một món ăn, ví dụ như pasta chẳng hạn, mỗi vùng miền khác nhau lại có một công thức với các nguyên liệu khác nhau, khiến cho món mỳ Ý ở mỗi địa phương lại hoàn toàn khác nhau với hương vị đặc trưng cho vùng đó. Thậm chí không chỉ đa dạng theo từng vùng, mà trong một vùng cũng có nhiều biến thể cho một món ăn nào đó, ví như 2 nhà hàng cách nhau có vài dặm, mà thực khách đã có thể thưởng thức 2 đĩa maccheroni (mì ý sợi ống nhỏ) với sốt cá mòi với hương vị hoàn toàn khác nhau rồi.



Các vùng ẩm thực Ý có đặc trưng riêng của mình, dựa vào những nguồn nguyên liệu tự nhiên mà mỗi vùng có được. Người Ý chú trọng ở hương vị tự nhiên, sự đơn giản thuần khiết trong món ăn và sau cùng mới là nghệ thuật chế biến nhưng cách chế biến cũng đơn giản – được xem như là nguyên tắc chung. Một số vùng của Ý có ảnh hưởng ít nhiều từ những nền ẩm thực nước ngoài như ẩm thực Pháp, ẩm thực Áo, nhưng điều này không làm mất đi vị tinh tế của Ý mà còn góp phần làm cho ẩm thực Ý càng thêm giàu có và đa dạng hơn.

Ẩm thực Ý không chỉ nổi tiếng với những món ăn “kinh điển” như pizza, spaghetti, tiramisu’… mà thế giới còn đặt nó ngang hàng với hội họa, thời trang hay bóng đá… Ẩm thực Ý đa dạng, phong phú và giàu bản sắc như một nền nghệ thuật đi sâu vào cuộc sống thường nhật của con người. Mỗi nguyên tố trong ẩm thực Ý đều đóng vai trò chủ đạo và tạo nên hương vị độc đáo và đặc trưng.

Chúng ta chỉ lấy một ví dụ về dầu oliu, đó là chất lỏng trong suốt, bóng mượt như được dệt nên từ những sợi vàng, không chỉ tượng trưng cho một gia vị tô điểm món ăn. Dầu oliu kể nên câu chuyện quá khứ xa xôi của nhiều vùng trên đất nước Ý, nơi đã làm nên sản phẩm truyền đời từ loại trái cây duy nhất có thể thu hoạch trên vùng núi cằn cỗi. Đó là một trong số những tài nguyên ít ỏi và quí báu của nước Ý trên những mảnh đất thiếu nước.

Về thức uống, nước Ý cũng là miền đất của những thương hiệu rượu vang nổi tiếng trên toàn thế giới. Những thương hiệu rượu vang của Ý không thể không đề cập tới là vang đỏ Chianti, vang đỏ Brunello, vang đỏ VinoNobile di Motepulciano

Điểm qua những nét đặc trưng ẩm thực Ý như trên cho thấy, kinh nghiệm du lịch Ý chắc chắn phải được lưu ý ngay cả khi du khách mới chỉ có ý tưởng đi du lịch ở đất nước này. Với sự giàu có về văn hóa nói chung và ẩm thực nói riêng, nước Ý sẽ khiến bất kỳ du khách nào cũng lâm vào tình cảnh bối rối và luyến tiếc, khi không lựa chọn kỹ và chuẩn bị chu đáo cho mình thông tin chi tiết và những yếu tố đặc trưng nhất nơi mảnh đất tuyệt vời này.

Đọc thêm : Nem Phùng Xanh Việt

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Tìm hiểu nét đặc sắc của nền văn hóa ẩm thực Trung Quốc

Trung Quốc là một trong các nước lớn được thế giới biết đến. Nơi đây cũng chứa một nền văn hóa lớn không kém. Bạn có muốn tìm hiểu nét đặc sắc của nền văn hóa ẩm thực Trung Quốc không?

Tìm hiểu nét đặc sắc của nền văn hóa ẩm thực Trung Quốc

Văn hóa ẩm thực Trung Hoa đặc sắc và độc đáo bởi sự toàn vẹn trong suy nghĩ, sự kết hợp tinh tế giữa hương, sắc, vị và cả trong cách bày biện.

Trung Hoa cũng như đa phần các nước phương Đông khác, là một đất nước thiên về nông nghiệp nên hai thành phần chính trong ẩm thực Trung Hoa là "Chủ thực" (gạo, mì hay màn thầu) và "Cải thực" ( là các món cung cấp các chất dinh dưỡng khác như rau, thịt, cá, hoặc những món bổ sung).

Sự tinh tế trong các món ăn chính là sự hội tụ đầy đủ từ hương, sắc, vị đến cách bày biện, trang trí. Món ăn ngon phải đảm bảo có màu sắc đẹp mắt, có hương thơm ngào ngạt làm say lòng thực khách, có vị ngon của đồ ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi, và cách trình bày thật thu hút và ấn tượng. Các món ăn không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn bổ dưỡng bởi sự kết hợp tài tình giữa các thực phẩm và các vị thuốc như hải sâm, thuốc bắc…

Một số món ăn nổi tiếng của ẩm thực Trung Quốc mà hầu như ai cũng đã từng nghe.

1. Sủi cảo



Với người dân Trung Quốc, Sủi cảo là một món ăn truyền thống rất được ưa chuộng, đặc biệt là vào ngày tết. Đây là món ăn biểu tượng sự may mắn và đoàn tụ của gia đình. Thành phần chính để chế biến Sủi cảo là sự kết hợp của hai loại gạo: gạo trắng và gạo nếp. Theo duy tâm, người Trung Quốc cho rằng hai loại gạo này sẽ mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt giới kinh doanh thì càng tin hơn khi cho rằng ăn loại bánh kết hợp hai loại gạo này sẽ giúp cho họ “cầu được ước thấy” và cơ hội phát triển sự nghiệp sẽ rộng mở hơn.

2. Hoành thánh



Đây là một trong những món ăn đã có lịch sử từ lâu đời trong ẩm thực Trung Quốc.

Hoành Thánh có nguồn gốc ở Quảng Đông và thành phần của nó là thịt, rau băm nhỏ và hải sản sau đó thì chúng sẽ được gói vào trong bột mì và đem đi hấp cho chín hoặc là chiên giòn cũng rất ngon.

Hoành thánh Trung Quốc thường có hình tam giác cân và được ăn kèm với sốt gia vị hoặc ăn cùng mì vằn thắn.

3. Đậu phụ thối



Đậu phụ nhự, có nơi còn gọi là chao, là một thức ăn chế biến từ đậu phụ, dùng vi sinh vật để chuyển hóa protit của đậu từ dạng caséin thành polypeptite, peptit và một phần tới amino axit.

4. Bánh bao



Với lịch sử hơn 1.800 năm, bánh bao đã trở thành món ăn ngon và nổi tiếng nhất của ẩm thực Trung Hoa.

Nhân bánh bao được làm từ thịt bằm với các loại rau còn vỏ bánh được làm bằng bột trắng, bánh bao thường được hấp hoặc là chiên vàng, đây cũng là món ăn truyền thống hay được ăn vào đêm giao thừa của người Trung Quốc.

5. Vịt quay Bắc Kinh



Vịt quay Bắc Kinh từ lâu đã trở thành món ăn nổi tiếng khắp thế giới và rất tiêu biểu cho ẩm thực Trung Hoa.

Lớp da mỏng, giòn tan, thịt trắng mềm khi được chấm với loại nước sốt đặc biệt làm từ đậu ngọt, tỏi tây và đậu nành chắc chắn món vịt quay Bắc Kinh này sẽ đốn ngã tâm hồn ăn uống của bạn.

Bạn có thể tìm hiểu về rất nhiều món ăn nổi tiếng khác của Trung Quốc với những nét văn hóa truyền thống lâu đời nơi đây.

Tìm hiểu thêm về món ăn đặc sắc : nem Phùng

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản

 Đất nước mặt trời mọc đâu chỉ nổi tiếng với thế giới mangan, với nền văn hoá Á Đông rất riêng. Hơn thế, Nhật Bản còn được biết đến với nền văn hoá ẩm thực tinh tế với những món ngon cầu kì đẹp mắt, ngon miệng.  Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản nhé.

Nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản



Ẩm thực Nhật Bản là nền ẩm thực xuất xứ từ nước Nhật. Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa.

Nhật cũng giống như các nước châu Á khác, xuất phát từ nền nông nghiệp lúa, nên cơm được coi là thành phần chính trong bữa ăn của người Nhật. Ngoài ra cá và hải sản là nguồn cung cấp protein chủ yếu của họ. Người Nhật thường chú ý nhiều đến kiểu cách và rất cầu kỳ trong chế biến thực phẩm. Chính những điều này tạo nên hương vị đặc trưng của các món ăn Nhật như các món ăn sống, hấp, luộc...

Đặc trưng nguyên thủy của văn hóa ẩm thực Nhật là thưởng thức hương vị của thức ăn sống, mà không sử dụng nước sốt mùi vị mạnh. Ví dụ điển hình là Sashimi (các lát cá sống) và sushi (cơm trộn giấm phủ cá sống). Sashimi được chuẩn bị khá đơn giản bằng việc cắt cá tươi. Bằng nhiều phương pháp có thể kiếm tra độ tươi của thực phẩm, và việc vệ sinh thực phẩm được thực hiện một cách cẩn thận. Các phương pháp cắt cũng được phát triển một cách đặc biệt nhằm giữ lại mùi vị tuyệt hảo của thực phẩm.



Ẩm thực Nhật Bản cân bằng dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, điều này giải thích cho tuổi thọ cao của người Nhật Bản. Cũng là một thức ăn tốt cho sức khỏe, trà xanh và bánh Nhật Bản là những món đáng chú ý. Trà xanh chứa chất chống oxi hóa như catechin; bánh ngọt của người Nhật không chứa bơ và kem, vì thế khẩu phần ăn của họ rất ít calo. Chúng được phục vụ sau bữa ăn chính của người Nhật. Rượu sake của người Nhật (rượu gạo Nhật Bản) cũng là một món rượu khai vị ngon và kích thích hưng phấn trong khi ăn.

Ngày nay bữa ăn của người Nhật đã có sự Âu hóa bởi những ảnh hưởng của sự tiếp xúc với các nền ẩm thực châu Âu. Trong bữa ăn xuất hiện các sản phẩm sữa, bánh mì, thịt và các sản phẩm làm từ bột mì ngày một nhiều. Bên cạnh đó các món ăn truyền thống vẫn được người dân nơi đây lưu giữ và phát triển cũng như bảo tồn và phát triển có chọn lọc nền văn hóa nói chung của người Nhật.

Đọc thêm : nem Phùng Hà Nội